Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Ung thư - Phòng ngừa hơn là chữa trị


Chẩn đoán ung thư sớm là một việc RẤT QUAN TRỌNG. Ung thư có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu chúng ta PHÁT HIỆN SỚM khi căn bệnh mới bắt đầu. Tuy nhiên, ở Việt nam, chúng ta ít có thói quen và ít có điều kiện khám sức khỏe định kỳ. Vì vậy, căn bệnh ung thư thường được phát hiện khi đã quá muộn.
Chúng tôi mở thêm riêng một mục CHẨN ĐOÁN SỚM này, mong giúp các bạn có thêm kiến thức để phòng bị cho bản thân và cho những người thân trong gia đình. Hiện tại, thông tin chi tiết về các phương pháp, thủ tục chẩn đoán sớm các loại bệnh ung thư cụ thể đang được một nữ bác sỹ trẻ Nguyễn P.K. biên dịch. Chúng tôi sẽ cập nhật dần dần các thông tin chi tiết lên mục này trong thời gian tới.
Để mở đầu cho mục này, xin được biên dịch một tài liệu tóm tắt từ website http://www.canhope.com.sg Bảng dưới đây sẽ mô tả một số loại ung thư hay gặp và các biện pháp khám nghiệm, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Đồng thời, trong bảng cũng có chỉ rõ các đối tượng nên khám nghiệm định kỳ để chẩn đoán ung thư sớm tùy theo từng độ tuổi, và từng loại bệnh.
Loại ung thư
Xét nghiệm – Chẩn đoán
Đối tượng
1.
Khám nghiệm vú
2.
Siêu âm hoặc chụp X-quang tuyến vú Mammography
3.
Xét nghiệm chỉ số CA15.3
Phụ nữ 40 tuổi trở lên
* Nếu phát hiện thấy cục, u trong vú, cần đến khám bác sỹ ngay
Ruột kết
1.
Xét nghiệm máu trong phân (FOBT)
2.
Xét nghiệm chỉ số CEA
3.
Nội soi ruột (Colonoscopy)
4.
Chụp CT nội suy (CT Virtual Colonoscopy)
Mọi đối tượng từ 45 tuổi trở lên
Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này có thể phải khám nghiệm sớm hơn
Tử cung
1.
Khám nghiệm âm đạo
2.
Xét nghiệm dịch âm đạo PAP
3.
Siêu âm vùng xương chậu
Tất cả nhưng phụ nữ có quan hệ tình dục tích cực
Gan
1.
Chỉ số ung thư AFP
2.
Xét nghiệm chức năng gan
3.
Siêu âm gan
4.
Siêu âm gan mở rộng
Mọi đối tượng từ 45 tuổi trở lên
* Những đối tượng có tiền sử xơ gan, viêm gan B,hoặc viêm gan C thường có nguy cơ cao hơn và cần theo dõi sớm hơn
Phổi
1.
Chụp X-quang phổi
2.
Xét nghiệm tế bào đờm
3.
Xét nghiệm chỉ số ung thư CEA
4.
Chụp CT phổi cường độ thấp
Những người hút thuốc lá
* Hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại
Vòm họng
1.
Xét nghiệm một số chỉ số: EBV EA+EBNA-1 IgA
2.
Nội soi vòm họng
Những đối tượng 40 tuổi trở lên
*Những đối tượng có các hiện tượng đáng ngờ
*
Những đối tượng có tiền sử gia đình
Tiền liệt tuyến
1.
Khám nghiệm trực trang
2.
Xét nghiệm chỉ số PSA
3.
Siêu âm vùng xương chậu
Đàn ông 50 tuổi trở lên
Những người có tiền sử gia đình về ung thư tiền liệt tuyến, hoặc có những phụ nữ ruột thịt bị ung thư vú hoặc buồng trứng cần khám thường xuyên
Buồng trứng
1.
Khám nghiệm vùng xương chậu
2.
Xét nghiệm chỉ số CA125
3.
Siêu âm vùng xương chậu
Phụ nữ có tiền sử gia đình ung thư vú, buồng trứng, hoặc ruột kết
Dạ dày
1.
Nội soi dạ dầy
2.
Xét nghiệm vi trùngHelicobacter pylori
Những đối tượg có tiền sử gia đình ung thư dạ dầy và/hoặc mắc chứng bệnh nhiễm khuẩn dạ dày mãn tính với vi khuẩn Helicobacter pylori.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm cá nhân, tôi nghĩ, nếu có điều kiện, các bạn nên khám nghiệm định kỳ, kể cả khi còn trẻ và không có tiền sử gia đình mắc những bệnh ung thư tương ứng.


Không có nhận xét nào: