Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Tác hại của việc "ngủ cùng điện thoại"


Bạn có thể vẫn có thói quen đi ngủ để điện thoại trên giường và ngủ chung với nó. Nhưng theo các nhà khoa học thì thói quen để điện thoại trên giường ngủ là cực nguy hiểm đối với sức khoẻ.

Điện thoại có thể khiến bạn mất ngủ
Điện thoại, máy tính bảng, ti vi và những thiết bị khác có màn hình LED… phát ra thứ gọi là ánh sáng xanh. Một số nghiên cứu cho thấy thứ ánh sáng này có thể ức chế việc sản xuất hormone melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của chúng ta.
Các nhà khoa học lý giải có thể ánh sáng màu xanh có bước sóng giống ánh sáng ban ngày nên cơ thể bị đánh lừa, nghĩ bất cứ thời điểm nào cũng là ban ngày.
Để tránh mất ngủ, bạn cần tắt tất cả các thiết bị điện tử 2 giờ trước khi lên giường. Tốt nhất, bạn nên để điện thoại và laptop ở căn phòng khác phòng ngủ.
                        Hình ảnh Tác hại cực nguy hiểm của việc để điện thoại trên giường ngủ số 1

Để điện thoại trên giường rất nguy hiểm đối với sức khoẻ (ảnh minh hoạ) 

Tiềm ẩn nguy cơ xấu đối với sức khoẻ
Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh về việc sử dụng điện thoại có thể gây ung thư và mối liên quan này vẫn đang còn là nghi vấn. Thực tế, điện thoại di động phát ra lượng nhỏ bức xạ điện ở mức độ có thể kiểm soát được.
Tuy nhiên, năm 2011, Tổ chức y tế thế giới cảnh báo việc sử dụng điện thoại thường xuyên sẽ sản sinh chất gây ung thư ở người, đặc biệt trẻ em có da đầu và hộp sọ mỏng hơn người lớn, dễ bị ảnh hưởng bức xạ hơn.
 Sẽ không quá khó khăn để tìm được lời cảnh báo tương tự ở bất cứ đâu trên Internet, trong các buổi tư vấn sức khỏe, các cuộc nói chuyện... Nếu hỏi 10 người, có lẽ phải đến 9 người đồng ý với quan điểm trên. Vì vậy, nếu bạn lo lắng về nguy cơ ung thư do điện thoại gây ra, hãy nhắn tin thay vì gọi điện nếu có thể. Nếu gọi điện, bạn nên để điện thoại cách xa tai, sử dụng tai nghe hoặc mở loa ngoài và tuyệt đối không để di động trên đầu khi ngủ.
Bạn đang đặt gối của mình trên cục than
Một thiếu nữ ở Texas (Mỹ) mới đây đã bị đánh thức với mùi khét lẹt xuất hiện trong phòng ngủ. Nguyên nhân là chiếc điện thoại đặt dưới gối đã tan chảy một phần và cháy xém lan ra cả tấm đệm. Hãng điện thoại cho rằng nguyên nhân gây ra vụ cháy là pin thay thế không tương thích. Tài liệu hướng dẫn sử dụng điện thoại đã cảnh báo không nên sử dụng pin và bộ sạc thay thế không tương thích với điện thoại của hãng. Theo đó, các nhà sản xuất cũng cảnh báo nguy cơ hỏa hoạn nếu người dùng để điện thoại dưới gối hoặc các vật dụng dày khác. Vì vậy, bạn nên sử dụng phụ kiện chính hãng đính kèm ban đầu và không đặt điện thoại di động trên giường.

Theo news.health

cẩm nang xét nghiệm ADN

Nhiều năm trở lại đây, chúng ta vẫn thường nhắc đến việc giám định ADN trên cá thể con người để xác định huyết thống (xác định ADN để tìm anh chị em, bố mẹ, để đấu tranh phòng chống tội phạm… ).

Cẩm nang những vấn đề về ADN sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc này.
Tìm hiều về ADN, gen là gì?
ADN là chữ viết tắt của Axit DeoxyriboNucleic. ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào, trên các nhiễm sắc thể, lưu trữ thông tin di truyền của sinh vật.
Một đoạn ADN mang thông tin di truyền còn được gọi là gen. Theo di truyền học, ADN của một cơ thể thừa hưởng một nửa từ bố và một nửa từ mẹ, đó là đặc điểm riêng biệt của từng cá thể.
ADN tồn tại trong nhân tế bào, trên các nhiễm sắc thể…
Phương pháp giám định ADN
Giám định ADN là phân tích, so sánh những đoạn ADN tách chiết được từ tế bào của cơ thể gồm: máu, chân tóc, mô, tinh dịch, dấu vết sinh học chứa ADN để lại trên hiện trường…
Xác định ADN nhằm xác định mối quan hệ huyết thống (xem có đúng người con nhận các đoạn ADN (gen) của người bố hay không). Xác định ADN còn giúp truy tìm thủ phạm, tìm tung tích nạn nhân…
Các loại mẫu để giám định ADN
Giám định ADN xác định mối quan hệ huyết thống với nhiều loại tế bào như: mẫu máu, tế bào bên niêm mạc miệng, mẫu mô, móng tay, chân tóc, cuống rốn, xương, răng ...Các xét nghiệm sẽ có cùng độ chính xác như nhau vì tất cả các tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại ADN.
Thời gian nào có thể giám định huyết thống cho thai nhi
Có thể giám định huyết thống ở thai nhi từ 14 đến 20 tuần (khi lấy được 3 - 4 ml nước ối). Trong nước ối có chứa nhiều tế bào của thai nhi, tuy nhiên việc lấy nước ối được thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa sản sau đó chuyển sang cơ quan giám định.
Giám định huyết thống của thai nhi trong các trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục dẫn đến mang thai để xác định ai là cha đứa trẻ, trong các trường hợp nghi ngờ không phải là con của mình…
 
Giám định huyết thống thai nhi từ 14 đến 20 tuần
Khi nào thì cần xác định ADN của người mẹ
Giám định ADN để xác định huyết thống có thể thực hiện không cần mẹ. Nếu như các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau thì khả năng người đàn ông là bố của đứa bé bị loại trừ 100%.
Nếu ADN của hai mẫu giám định khớp với nhau hoàn toàn thì khả năng người đàn ông đó là bố đạt tới 99,999% hoặc cao hơn.
Trong trường hợp các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau từ 1 đến 2 gen thì việc yêu cầu phân tích thêm mẫu của người mẹ là cần thiết.
Giám định ADN chính xác đến mức nào?
Giám định ADN để xác định huyết thống là phương pháp chính xác nhất hiện nay. Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gen thì độ chính xác có quan hệ huyết thống đạt tới 99.999% hoặc cao hơn.
Nếu hai mẫu ADN của người con và bố nghi vấn không khớp với nhau từ hai gen trở lên, thì người đàn ông này phải loại trừ 100% và khả năng để là cha của đứa trẻ là 0%.
Nếu hai người đàn ông nghi vấn là hai anh em sinh đôi cùng trứng (có bộ gen hoàn toàn giống nhau) thì kết quả xét nghiệm ADN không thể xác định ai là người cung cấp tinh trùng cho đứa trẻ.
 
Kết quả xét nghiệm AND đạt 99,999%
Xác định hài cốt bằng giám định ADN thì cần lấy những mẫu gì?
Muốn xác định hài cốt bằng giám định ADN cần phải thu được mẫu xương (hoặc răng) của hài cốt nghi ngờ.
Bên cạnh đó lấy mẫu: máu, chân tóc hoặc móng tay của người thân họ hàng bên ngoại (bà ngoại, mẹ đẻ, anh chị em ruột của mẹ, anh chị em ruột của liệt sĩ, anh chị em con bá con dì …) để so sánh.
Giám định ADN trong lĩnh vực Pháp y
Trong lĩnh vực dân sự: giám định ADN để xác định mối quan hệ huyết thống, xác định quyền làm cha, trách nhiệm nuôi con, tìm người thân bị thất lạc, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, mồ mả thân nhân bị thất lạc hoặc tranh chấp, nạn nhân chết trong thiên tai thảm họa…
Trong lĩnh vực hình sự: giám định ADN xác định danh tính nạn nhân, hung thủ hiếp dâm, giết người …Xây dựng thẻ ADN cá nhân, tàng thư ADN…
Làm thế nào để lấy mẫu giám định AND?
Mẫu để giám định ADN có thể thực hiện trong vài phút như:  lấy tế bào máu, niêm mạc miệng (tế bào má), tóc có chân, móng tay, móng chân, cuống rốn sau khi rụng … Việc thực hiện lấy mẫu rất an toàn và không gây đau.
 
Lấy mẫu để giám định ADN có thể thực hiện trong vài phút
Những vấn để cần lưu ý khi lấy mẫu giám định ADN
+ Ghi tên hoặc đánh ký hiệu để tránh nhầm lẫn mẫu.
+ Bảo quản máu tươi ở tủ lạnh hoặc thấm vào thẻ lấy mẫu, gạc vô trùng rồi để khô tự nhiên trước khi bảo quản và gửi đi giám định.
+ Các mẫu là dấu vật sinh học như: vết máu, tinh dịch, nước bọt … thì phải phơi khô tự nhiên trước khi bảo quản.
+ Tránh nhiễm bẩn cho mẫu như: vi khuẩn, nấm...
+ Đi găng vô trùng khi lấy mẫu.
+ Tránh nhiễm chéo (nhiễm từ người khác).
+ Cơ quan giám định phải lập biên bản thu mẫu niêm phong trước khi gửi đi giám định.
Lời kết

Trong những năm gần đây, công tác giám định gen truy nguyên cá thể con người (ADN) đã trở thành một vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội và gia đình, giúp cha mẹ, anh chị em tìm lại người thân thích, xác định đúng hung thủ giết người…Với độ chính xác đạt đến 99,99%

Ung thư - Phòng ngừa hơn là chữa trị


Chẩn đoán ung thư sớm là một việc RẤT QUAN TRỌNG. Ung thư có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu chúng ta PHÁT HIỆN SỚM khi căn bệnh mới bắt đầu. Tuy nhiên, ở Việt nam, chúng ta ít có thói quen và ít có điều kiện khám sức khỏe định kỳ. Vì vậy, căn bệnh ung thư thường được phát hiện khi đã quá muộn.
Chúng tôi mở thêm riêng một mục CHẨN ĐOÁN SỚM này, mong giúp các bạn có thêm kiến thức để phòng bị cho bản thân và cho những người thân trong gia đình. Hiện tại, thông tin chi tiết về các phương pháp, thủ tục chẩn đoán sớm các loại bệnh ung thư cụ thể đang được một nữ bác sỹ trẻ Nguyễn P.K. biên dịch. Chúng tôi sẽ cập nhật dần dần các thông tin chi tiết lên mục này trong thời gian tới.
Để mở đầu cho mục này, xin được biên dịch một tài liệu tóm tắt từ website http://www.canhope.com.sg Bảng dưới đây sẽ mô tả một số loại ung thư hay gặp và các biện pháp khám nghiệm, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Đồng thời, trong bảng cũng có chỉ rõ các đối tượng nên khám nghiệm định kỳ để chẩn đoán ung thư sớm tùy theo từng độ tuổi, và từng loại bệnh.
Loại ung thư
Xét nghiệm – Chẩn đoán
Đối tượng
1.
Khám nghiệm vú
2.
Siêu âm hoặc chụp X-quang tuyến vú Mammography
3.
Xét nghiệm chỉ số CA15.3
Phụ nữ 40 tuổi trở lên
* Nếu phát hiện thấy cục, u trong vú, cần đến khám bác sỹ ngay
Ruột kết
1.
Xét nghiệm máu trong phân (FOBT)
2.
Xét nghiệm chỉ số CEA
3.
Nội soi ruột (Colonoscopy)
4.
Chụp CT nội suy (CT Virtual Colonoscopy)
Mọi đối tượng từ 45 tuổi trở lên
Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này có thể phải khám nghiệm sớm hơn
Tử cung
1.
Khám nghiệm âm đạo
2.
Xét nghiệm dịch âm đạo PAP
3.
Siêu âm vùng xương chậu
Tất cả nhưng phụ nữ có quan hệ tình dục tích cực
Gan
1.
Chỉ số ung thư AFP
2.
Xét nghiệm chức năng gan
3.
Siêu âm gan
4.
Siêu âm gan mở rộng
Mọi đối tượng từ 45 tuổi trở lên
* Những đối tượng có tiền sử xơ gan, viêm gan B,hoặc viêm gan C thường có nguy cơ cao hơn và cần theo dõi sớm hơn
Phổi
1.
Chụp X-quang phổi
2.
Xét nghiệm tế bào đờm
3.
Xét nghiệm chỉ số ung thư CEA
4.
Chụp CT phổi cường độ thấp
Những người hút thuốc lá
* Hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại
Vòm họng
1.
Xét nghiệm một số chỉ số: EBV EA+EBNA-1 IgA
2.
Nội soi vòm họng
Những đối tượng 40 tuổi trở lên
*Những đối tượng có các hiện tượng đáng ngờ
*
Những đối tượng có tiền sử gia đình
Tiền liệt tuyến
1.
Khám nghiệm trực trang
2.
Xét nghiệm chỉ số PSA
3.
Siêu âm vùng xương chậu
Đàn ông 50 tuổi trở lên
Những người có tiền sử gia đình về ung thư tiền liệt tuyến, hoặc có những phụ nữ ruột thịt bị ung thư vú hoặc buồng trứng cần khám thường xuyên
Buồng trứng
1.
Khám nghiệm vùng xương chậu
2.
Xét nghiệm chỉ số CA125
3.
Siêu âm vùng xương chậu
Phụ nữ có tiền sử gia đình ung thư vú, buồng trứng, hoặc ruột kết
Dạ dày
1.
Nội soi dạ dầy
2.
Xét nghiệm vi trùngHelicobacter pylori
Những đối tượg có tiền sử gia đình ung thư dạ dầy và/hoặc mắc chứng bệnh nhiễm khuẩn dạ dày mãn tính với vi khuẩn Helicobacter pylori.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm cá nhân, tôi nghĩ, nếu có điều kiện, các bạn nên khám nghiệm định kỳ, kể cả khi còn trẻ và không có tiền sử gia đình mắc những bệnh ung thư tương ứng.


Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Ai cũng cần xét nghiệm ADN để Tầm Soát Ung Thư.

Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc loại bệnh này, theo Health24.
Đó là kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học tại châu Âu sau khi theo dõi 23.000 người.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Oncology, nhóm nghiên cứu nhận thấy, nếu người thân trong gia đình bị ung thư ruột kết thì thành viên trong gia đình đó có nguy cơ ung thư vú tăng lên 1,5 lần.
Nếu người thân gần nhất bị ung thư thanh quản thì nguy cơ ung thư miệng và hầu của thành viên còn lại tăng 3,3 lần; nguy cơ ung thư thực quản sẽ tăng gấp 4 lần nếu có người thân gần gũi nhất bị ung thư miệng hoặc hầu.
Tương tự, nguy cơ ung thư buồng trứng cũng tăng 2,3 lần nếu người thân gần nhất bị ung thư vú, trong khi nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng lên 3,4 lần nếu người thân gần gũi nhất bị ung thư bàng quang.
Người thân gần gũi nhất là bố mẹ, anh chị em, con.
Nghiên cứu cho thấy các bác sĩ cần tập trung xác định những nguyên nhân về mặt di truyền của các bệnh ung thư và sớm tầm soát ung thư, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi mà lịch sử gia đình có người thân bị ung thư, theo tiến sĩ Eva Negri tại Viện Nghiên cứu dược lý Mario Negri (Ý), một thành viên của nhóm nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu tại Ý, Thụy Sĩ và Pháp đã tìm hiểu 12.000 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở 13 bộ phận khác nhau của cơ thể từ năm 1991 đến 2009. Sau đó, họ đối chiếu kết quả với nhóm đối chứng gồm 11.000 người không bị ung thư.
Cả hai nhóm đối tượng đều được thu thập thông tin về lịch sử ung thư của gia đình, lối sống, tình trạng sức khỏe. Đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư của đối tượng.

Nhiều nốt ruồi - nên xét nghiệm chẩn đoán ung thư vú

Số lượng nốt ruồi trên da của người phụ nữ có thể cung cấp một số thông tin liên quan đến khả năng bị ung thư vú ở người phụ nữ.
Hai nghiên cứu lớn cho rằng phụ nữ có nhiều nốt ruồi sẽ có khả năng phát triển ung thư vú cao hơn so với những phụ nữ có ít hoặc không có nốt ruồi.
Nghiên cứu thứ nhất do nhà nghiên cứu  Jiali Han của Đại học Indiana đứng đầu.
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn biết rằng nốt ruồi có thể có liên quan đến khối u ác tính nhưng "đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã xác định nốt ruồi như là một yếu tố nguy cơ ung thư vú", nhà nghiên cứu Jiali Han - một nhà dịch tễ học và là giáo sư nghiên cứu ung thư tại Trung tâm Ung thư của Đại học Indiana cho biết.
Han và cộng sự đã theo dõi khoảng 75.000 phụ nữ da trắng trong độ tuổi 40-65 ở Mỹ trong 24 năm. Mỗi người phụ nữ được yêu cầu đếm số lượng các nốt ruồi trên cánh tay trái và xác định đường kính của chúng.
Sau khi các nhà nghiên cứu đã tính đến yếu tố nguy cơ ung thư vú, chẳng hạn như độ tuổi, số lần mang thai, thời kì mãn kinh... họ thấy rằng những phụ nữ có 15 nốt ruồi trở lên sẽ có khả năng được chẩn đoán ung thư vú cao hơn 35% so với những phụ nữ không có nốt ruồi.
Nghiên cứu thứ hai được tiến hành tại Pháp. Nghiên cứu này đã thu thập dữ liệu từ gần 90.000 phụ nữ Pháp tuổi từ 39-66 trong thời gian 18 năm. Những người phụ nữ tham gia nghiên cứu được mô tả số nốt ruồi trên da của họ. Thay vì đếm chúng, những người phụ nữ cho biết số nốt ruồi của họ thuộc nhóm "không có", "một vài", "nhiều" hoặc "rất nhiều".
Kết quả cho thấy phụ nữ cho biết có "rất nhiều" nốt ruồi có khả năng được chẩn đoán bị ung thư vú cao hơn 13% so với phụ nữ không có nốt ruồi. Nhưng, kết quả này lại không xem xét đến lịch sử gia đình của phụ nữ bị ung thư vú và bệnh vú lành tính.
Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu đã phân tích một nhóm bao gồm chỉ có phụ nữ tiền mãn kinh, các số liệu cho thấy rằng những phụ nữ được mô tả có "rất nhiều" nốt ruồi có khả năng bị ung thư vú cao hơn 34% so với phụ nữ tiền mãn kinh nhưng không có nốt ruồi.
Những phát hiện từ cả hai nghiên cứu được công bố ngày 10 tháng 6 trên tạp chí Y dược PLOS.
Theo các nhà khoa học, kết luận nốt ruồi có thể là một dấu hiệu của nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ được dựa trên mối quan hệ giữa nốt ruồi và hormone giới tính.
"Số nốt ruồi có thể là một phản ánh về hàm lượng hormone giới tính. Nhiều nốt ruồi chứng tỏ mức độ estrogen và testosterone cao hơn", Han nói.notruoi11711_0f9f7Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã xác định nốt ruồi như là một yếu tố nguy cơ ung thư vú.
Số nốt ruồi trên người mỗi phụ nữ bị ảnh hưởng bởi di truyền, màu da và ánh nắng mặt trời. Số lượng nốt ruồi thường đạt đỉnh cao ở tuổi dậy thì. Nhưng nốt ruồi cũng có thể sẫm hơn hoặc phát triển lớn hơn trong khi mang thai, khi lượng hormone giới tính của phụ nữ đang dao động, và hàm lượng hormone giới tính cũng ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Do đó những phát hiện trong cả hai nghiên cứu đều cho rằng số nốt ruồi có thể là gợi ý về nguy cơ phát triển ung thư vú ở người phụ nữ.
Cả hai nghiên cứu dựa trên số lượng nốt ruồi do những phụ nữ tham gia nghiên cứu tự báo cáo, Han nói. Ông cũng cho rằng, đếm nốt ruồi trên một cánh tay có thể là một chỉ số đáng tin cậy về số nốt ruồi tìm thấy trên phần còn lại của cơ thể.
Một hạn chế của cả hai nghiên cứu này là nghiên cứu ở Mỹ chỉ bao gồm phụ nữ da trắng, trong khi các nghiên cứu của Pháp đã không thu thập dữ liệu về màu da. Vì vậy, nó chưa rõ liệu các kết quả có thể áp dụng đối với những phụ nữ không phải là người da trắng hay không.
Cũng theo nhà nghiên cứu Jiali Han, những nghiên cứu này cần được tiếp tục điều tra, mở rộng để có kết luận chuẩn nhất.
Theo baomoi

Xét Nghiệm ADN Để Phòng Bệnh Ung Thư Phụ Khoa

Việc phát hiện sớm ung thư phụ khoa còn nhiều khó khăn do các bộ phận nhiễm bệnh như buồng trứng, tử cung... đều nằm sâu bên trong. Bệnh tiến triển thầm lặng, khi người phụ nữ cảm nhận thấy rõ thì thường đã muộn.
Ung thư phụ khoa là cụm từ dành chung cho các ung thư xuất phát từ phần phụ của nữ giới. Tuy là phần phụ như quan niệm quen dùng song thực chất, đây là cơ quan chính có chức năng sinh sản, gồm các bộ phận quan trọng: buồng trứng, vòi trứng, tử cung (dạ con), cổ tử cung, âm đạo và bộ phận sinh dục ngoài. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ Á đông thường ngại, xấu hổ khi đi khám phụ khoa.
Ung thư cổ tử cung
Những nỗ lực gần đây của các nhà khoa học đã giúp việc phòng và phát hiện sớm các bệnh ung thư phụ khoa thuận lợi hơn. Trong đó, các tiến bộ rõ rệt thuộc về phòng và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Trong thập kỷ qua, các nhà khoa học đã khám phá được một trong những nguyên nhân quan trọng của ung thư cổ tử cung là nhiễm virus gây u nhú ở người (human papilloma virus - HPV).
c8a764thongtinungthucotucung
Ung thư cổ tử cung rất nguy hiểm
HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, có tới hơn 80 loại HPV nhưng chỉ có 13 loại có liên quan với ung thư cổ tử cung. Sau khi virus này xâm nhập vào các tế bào của cổ tử cung, chúng làm biến đổi tế bào này, trải qua nhiều năm, chúng mới chuyển thành ác tính. Việc phát hiện sớm nhiễm các HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung là cần thiết để phòng ngừa căn bệnh này.
Mới đây, các nhà khoa học đã dùng phương pháp sinh học phân tử tìm ADN để kiểm tra người phụ nữ có bị nhiễm bất kỳ loại nào trong 13 loại HPV nguy hiểm. Phương pháp đặc biệt có ích khi kết hợp với xét nghiệm phết Pap, cho thấy dù bị biến đổi tế bào dù nhẹ, người phụ nữ cũng cần điều trị tích cực (soi cổ tử cung, phẫu thuật thích hợp). Nếu chỉ nhiễm HPV gây ung thư, xét nghiệm phết Pap cho kết quả bình thưòng thì người phụ nữ cũng cần theo dõi sát.
Một bước tiến nữa liên quan tới HPV là việc nghiên cứu bào chế vắcxin phòng nhiễm virus này, từ đó có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Các nhà khoa học đang thử nghiệm vắcxin cho các loại HPV có khả năng gây ung thư cổ tử cung nhiều nhất.
Các nhà khoa học cũng đã tìm cách cải tiến phương pháp tìm tế bào ác tính của cổ tử cung. Trong xét nghiệm phết Pap hiện nay, người ta lấy một que dẹt chuyên dụng gạt lấy chất nhày ở cổ tử cung, phết trực tiếp lên phiến kính, nhuộm và soi trên kính hiển vi nhằm tìm tế bào bất thường. Mặc dù phương pháp đã giúp ích rất nhiều trong việc chuẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung nhưng cũng còn một số hạn chế. Các chất nhày cùng với mủ, máu, tạp chất bẩn đã làm mờ các tế bào, cùng với việc dàn mỏng không đủ, các tế bào có thể chồng lên nhau khiến bác sĩ chuẩn đoán khó khăn, kết quả có thể bị sai sót.
Với xét nghiệm Pap dùng dung dịch (liquid-based Pap test hoặc liquid- based cytology), chất nhày cổ tử cung cũng được lấy bằng que dẹt nhưng cho vào một lọ dung dịch, gửi tới phòng xét nghiệm. Tại đây, sau khi xử l‎ý loại bỏ tạp chất, các tế bào được dán vào phiến kính và soi trên kính hiển vi. Phương pháp không chỉ giảm sai sót khi đọc kết quả mà còn giúp giảm tỷ lệ phụ nữ cần làm lại xét nghiệm. Khi bị gọi để xét nghiệm lại, mọi người thường hoang mang, lo lắng.
Ung thư nội mạc tử cung
Đối với ung thư nội mạc tử cung - loại ung thư xuất phát từ lớp lót trong của dạ con, các nhà nghiên cứu đang đi sâu tìm hiểu về di truyền học phân tử. Trước đây, họ đã nhận thấy rằng những phụ nữ ở gia đình có hội chứng ung thư đại tràng không phải polyp (hereditary nonpolyposis colon cancer - HNPCC) là những người có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử cung. Gần đây, người ta thấy những thay đổi hoặc mất ổn định của DNA là khâu sinh bệnh quan trọng.
Một gen mới được tìm thấy có tên PTEN là gen bình thường giúp ức chế khối u phát triển. Khi gen này bị hỏng hóc dù một phần cũng có thể gây ung thư nội mạc tử cung. Một gen khác liên quan đến bộ phận tiếp nhận tác dụng của progesteron (chất nội tiết ở nữ), khi bị biến đổi cũng làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Các nhà khoa học cũng thấy các gen khác như p53, Rb cũng góp phần vào quá trình diễn biến bệnh. Việc xét nghiệm di truyền học có thể giúp phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh. Môt hy vọng được nhen lên là bằng phương pháp điều trị gen, các thầy thuốc có thể sửa chữa những sai sót của DNA có thể gây ung thư nội mạc tử cung nói riêng và các ung thư khác nói chung để phòng bệnh.
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng vốn được coi là kẻ giết người thầm lặng bởi khi khối u nhỏ, người bệnh không thấy bất thường nên không đi khám. Hiện nay, y học thường sử sụng CA-125, một chất tăng lên trong máu khi có ung thư buồng trứng nhưng cũng tăng lên khi có những ung thư khác và một số bệnh lành tính. Do vậy, CA-125 ít giúp ích cho phát hiện bệnh sớm. Các nhà nghiên cứu đang hướng đến việc tìm chất khác như lysophosphatidic acid (LPA), osteopontin để chuẩn đoán sớm và theo dõi ung thư buồng trứng. Xét nghiệm di truyền tìm các đột biến ở gen BRCA1 và BRCA2 là một cách phòng bệnh ung thư buồng trứng.
Những phụ nữ bị đột biến dòng mầm các gen này và đã hoàn thành việc sinh đẻ có thể chọn biện pháp cắt bỏ buồng-vòi trứng hai bên. Một phương pháp mới dùng máy phân tích tìm những thành phần protein (proteomics) do tế bào ung thư tiết ra phóng thích vào máu đang được nghiên cứu và rất có triển vọng trong chuẩn đoán sớm ung thư buồng trứng.

Người Tây Tạng là "siêu nhân"

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra hệ gene "độ cao" khiến người Tây Tạng có thể sống tốt ở độ cao 4.000m.
Các nhà nghiên cứu mới đây đã chỉ ra lý do khiến người Tây Tạng có khả năng sống ở trên "nóc nhà thế giới" một cách bình thường như vậy là do họ trong mình hệ gene "độ cao" độc đáo.

Theo đó, gene củangười Tây Tạng là kết quả của sự giao phối giữa người Neanderthal và Denisovan đã tuyệt chủng cách đây hàng trăm ngàn năm.tay tang 2
Người Denisovan là một nhánh bí ẩn của người Homo sapiens (người cận đại). Qua việc phân tích mẫu DNA từ mẩu xương thu thập được trong dãy núi Altai của Nga năm 2010, các chuyên gia đã so sánh DNA cổ đại với trình tự gene ngày nay để hiểu rõ hơn dấu vết còn lại của sự giao phối người cổ đại.
Một tỷ lệ nhỏ DNA của người Denisovan được phát hiện ở những người dân châu Á và đảo Thái Bình Dương, trong đó có Tây Tạng.
tay tang
Người Tây Tạng sống quanh năm ở độ cao 4.000m.
Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, trong mẫu DNA hỗn hợp này tồn tại một biến thể của gene EPAS1 - có ảnh hưởng đến oxy trong máu - loại biến thể thường gặp ở người Tây Tạng sống quanh năm ở độ cao 4.000m.
Nhà nghiên cứu Rasmus Nielsen của ĐH California, Berkeley cho biết, khi cơ thể tiếp xúc với nồng độ oxy thấp ở độ cao lớn, EPAS1 báo hiệu cho các gene khác trong cơ thể hoạt động, kích thích phản ứng sản xuất thêm tế bào màu đỏ.
Không những vậy, EPAS1 tạo ra một loại protein có khả năng điều chỉnh lượng oxy trong cơ thể để thích nghi với môi trường trên cao và không khí loãng (có lúc chỉ còn khoảng 30% lượng oxy trong không khí).
Tiến sĩ Nielsen cho biết: "Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ hơn về hệ gene này, cả trình tự và những mối quan hệ gene liên quan một cách chi tiết. Biết đâu, qua đó chúng tôi lại có thể hiểu hơn về mối quan hệ giữa một người Denisovan với người Homo sapiens (người cận đại)".
Một điểm lý thú mà tiến sĩ Nielsen tiết lộ đó là có đến 90% người Tây Tạng mang phiên bản gene EPAS1, 10 % là của người Hán.
Nghiên cứu trước đây chỉ ra, người Tây Tạng tách khỏi người Hán khoảng gần 3.000 năm trước. Khi họ tới cao nguyên Tây Tạng, chỉ những người có hệ gene phù hợp thì mới có thể sống sót với cuộc sống ít oxy này.
(Nguồn tham khảo: Business Insider)