Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

cẩm nang xét nghiệm ADN

Nhiều năm trở lại đây, chúng ta vẫn thường nhắc đến việc giám định ADN trên cá thể con người để xác định huyết thống (xác định ADN để tìm anh chị em, bố mẹ, để đấu tranh phòng chống tội phạm… ).

Cẩm nang những vấn đề về ADN sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc này.
Tìm hiều về ADN, gen là gì?
ADN là chữ viết tắt của Axit DeoxyriboNucleic. ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào, trên các nhiễm sắc thể, lưu trữ thông tin di truyền của sinh vật.
Một đoạn ADN mang thông tin di truyền còn được gọi là gen. Theo di truyền học, ADN của một cơ thể thừa hưởng một nửa từ bố và một nửa từ mẹ, đó là đặc điểm riêng biệt của từng cá thể.
ADN tồn tại trong nhân tế bào, trên các nhiễm sắc thể…
Phương pháp giám định ADN
Giám định ADN là phân tích, so sánh những đoạn ADN tách chiết được từ tế bào của cơ thể gồm: máu, chân tóc, mô, tinh dịch, dấu vết sinh học chứa ADN để lại trên hiện trường…
Xác định ADN nhằm xác định mối quan hệ huyết thống (xem có đúng người con nhận các đoạn ADN (gen) của người bố hay không). Xác định ADN còn giúp truy tìm thủ phạm, tìm tung tích nạn nhân…
Các loại mẫu để giám định ADN
Giám định ADN xác định mối quan hệ huyết thống với nhiều loại tế bào như: mẫu máu, tế bào bên niêm mạc miệng, mẫu mô, móng tay, chân tóc, cuống rốn, xương, răng ...Các xét nghiệm sẽ có cùng độ chính xác như nhau vì tất cả các tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại ADN.
Thời gian nào có thể giám định huyết thống cho thai nhi
Có thể giám định huyết thống ở thai nhi từ 14 đến 20 tuần (khi lấy được 3 - 4 ml nước ối). Trong nước ối có chứa nhiều tế bào của thai nhi, tuy nhiên việc lấy nước ối được thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa sản sau đó chuyển sang cơ quan giám định.
Giám định huyết thống của thai nhi trong các trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục dẫn đến mang thai để xác định ai là cha đứa trẻ, trong các trường hợp nghi ngờ không phải là con của mình…
 
Giám định huyết thống thai nhi từ 14 đến 20 tuần
Khi nào thì cần xác định ADN của người mẹ
Giám định ADN để xác định huyết thống có thể thực hiện không cần mẹ. Nếu như các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau thì khả năng người đàn ông là bố của đứa bé bị loại trừ 100%.
Nếu ADN của hai mẫu giám định khớp với nhau hoàn toàn thì khả năng người đàn ông đó là bố đạt tới 99,999% hoặc cao hơn.
Trong trường hợp các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau từ 1 đến 2 gen thì việc yêu cầu phân tích thêm mẫu của người mẹ là cần thiết.
Giám định ADN chính xác đến mức nào?
Giám định ADN để xác định huyết thống là phương pháp chính xác nhất hiện nay. Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gen thì độ chính xác có quan hệ huyết thống đạt tới 99.999% hoặc cao hơn.
Nếu hai mẫu ADN của người con và bố nghi vấn không khớp với nhau từ hai gen trở lên, thì người đàn ông này phải loại trừ 100% và khả năng để là cha của đứa trẻ là 0%.
Nếu hai người đàn ông nghi vấn là hai anh em sinh đôi cùng trứng (có bộ gen hoàn toàn giống nhau) thì kết quả xét nghiệm ADN không thể xác định ai là người cung cấp tinh trùng cho đứa trẻ.
 
Kết quả xét nghiệm AND đạt 99,999%
Xác định hài cốt bằng giám định ADN thì cần lấy những mẫu gì?
Muốn xác định hài cốt bằng giám định ADN cần phải thu được mẫu xương (hoặc răng) của hài cốt nghi ngờ.
Bên cạnh đó lấy mẫu: máu, chân tóc hoặc móng tay của người thân họ hàng bên ngoại (bà ngoại, mẹ đẻ, anh chị em ruột của mẹ, anh chị em ruột của liệt sĩ, anh chị em con bá con dì …) để so sánh.
Giám định ADN trong lĩnh vực Pháp y
Trong lĩnh vực dân sự: giám định ADN để xác định mối quan hệ huyết thống, xác định quyền làm cha, trách nhiệm nuôi con, tìm người thân bị thất lạc, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, mồ mả thân nhân bị thất lạc hoặc tranh chấp, nạn nhân chết trong thiên tai thảm họa…
Trong lĩnh vực hình sự: giám định ADN xác định danh tính nạn nhân, hung thủ hiếp dâm, giết người …Xây dựng thẻ ADN cá nhân, tàng thư ADN…
Làm thế nào để lấy mẫu giám định AND?
Mẫu để giám định ADN có thể thực hiện trong vài phút như:  lấy tế bào máu, niêm mạc miệng (tế bào má), tóc có chân, móng tay, móng chân, cuống rốn sau khi rụng … Việc thực hiện lấy mẫu rất an toàn và không gây đau.
 
Lấy mẫu để giám định ADN có thể thực hiện trong vài phút
Những vấn để cần lưu ý khi lấy mẫu giám định ADN
+ Ghi tên hoặc đánh ký hiệu để tránh nhầm lẫn mẫu.
+ Bảo quản máu tươi ở tủ lạnh hoặc thấm vào thẻ lấy mẫu, gạc vô trùng rồi để khô tự nhiên trước khi bảo quản và gửi đi giám định.
+ Các mẫu là dấu vật sinh học như: vết máu, tinh dịch, nước bọt … thì phải phơi khô tự nhiên trước khi bảo quản.
+ Tránh nhiễm bẩn cho mẫu như: vi khuẩn, nấm...
+ Đi găng vô trùng khi lấy mẫu.
+ Tránh nhiễm chéo (nhiễm từ người khác).
+ Cơ quan giám định phải lập biên bản thu mẫu niêm phong trước khi gửi đi giám định.
Lời kết

Trong những năm gần đây, công tác giám định gen truy nguyên cá thể con người (ADN) đã trở thành một vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội và gia đình, giúp cha mẹ, anh chị em tìm lại người thân thích, xác định đúng hung thủ giết người…Với độ chính xác đạt đến 99,99%

Không có nhận xét nào: