Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Hình ảnh 3D đầu tiên của ADN trong tế bào

Giải trình tự gen là phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu sinh học phân tử hay làm xét nghiệm ADN, tuy nhiên công trình mới từ Đại học Havard cho biết cách mà ADN được xếp vào trong tế bào cũng không kém phần quan trọng như chính những thông tin di truyền bên trong nó.

Nhà nghiên cứu Erez Liberman Aiden
Nhà nghiên cứu Erez Libeman Aiden. Ảnh: Erez.com
Một kỹ thuật chụp ảnh mới được phát triển bởi Erez Lieberman Aiden, nghiên cứu sinh thuộc Hội đồng nghiên cứu, làm việc cùng với Nynke van Berkum, Louise Williams, và một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu sinh học phân tử Harvard, MIT và Đại học Y Massachusetts, mang đến cho giới khoa học hình ảnh 3D đầu tiên của bộ gen người.
“Chúng tôi vẫn chưa có những bức ảnh hoàn hảo, chỉ có những hình mờ, nhưng thế là tốt hơn nhiều so với không có gì,” Aiden chia sẻ.
Để có được những bức hình này, cần phải sử dụng một kỹ thuật chụp ảnh thế hệ mới – Hi-C – dựa trên tính chất chuyển động liên tục của gen.
“Kỹ thuật chụp ảnh truyền thống bằng cộng hưởng từ (nuclear magnetic resonance) có thể xác định khoảng cách giữa các nguyên tử, từ đó ngoại suy ra cấu trúc của phân tử. Chúng tôi lại đang theo thực hiện theo hướng khác. Bạn hãy tưởng tượng gen giống như một sợi mì trong nồi nước đang sôi sùng sục, hai điểm trên sợi mì sẽ liên tục va chạm với nhau. Phương pháp Hi-C sẽ đo tần suất va chạm giữa 2 điểm bất kỳ trên gen. Chắc bạn cũng nghĩ rằng những điểm gần nhau thì sẽ va chạm với nhau nhiều hơn các điểm ở xa, nhưng thỉnh thoảng những điểm ở xa lại tiếp xúc với nhau nhiều hơn dự tính,” Aiden cho biết.
Kết hợp dữ liệu về tần suất xảy ra sự va chạm và sự suy giảm nhanh chóng của tần suất này trên tại các điểm khác trên gen, Aiden và các cộng sự có thể tạo ra mô hình 3 chiều thể hiện hình ảnh ADN khi được sắp xếp vào trong tế bào.
Aiden hy vọng kỹ thuật này cuối cùng cũng sẽ giúp con người giải mã được các tiến trình vật lý xảy ra khi gen được mở hay tắt, và cách mà các tế bào có cùng thông tin di truyền lại có thể trở thành nhiều loại tế bào khác nhau cấu tạo nên cơ thể con người.
“Chúng tôi có một số ý tưởng về những gì xảy ra khi gen mở hay tắt, một vài loại protein sẽ xuất hiện và thực hiện một số công việc cụ thể, nhưng đó vẫn là một góc nhỏ của một bức tranh toàn thể rất phức tạp. Chúng tôi có thể giúp tìm ra câu trả lời cho câu hỏi bằng cách nào mà các protein này có thể tương tác vật lý với gen.”
Từ những kết quả sơ khởi, người ta giả thuyết rằng ADN khi được xếp vào trong tế bào sẽ tạo thành một cấu trúc gọi là quả cầu fractal. Mặc dù chứa trong mình một số lượng khổng lồ các loại vật chất, cấu trúc này là đồng nhất và hoàn toàn không bị đan chéo vào nhau. Aiden giải thích “Mặc dù câú trúc bên trong được sắp xếp rất dày đặc, nhưng bạn vẫn có thể tách một phần bất kỳ nào trong quả cầu, kéo nó ra, giải mã và trả lại khi làm xong.”
ADN khi được xếp vào trong tế bào sẽ tạo thành một cấu trúc gọi là quả cầu fractal
ADN khi được xếp vào trong tế bào sẽ tạo thành một cấu trúc gọi là quả cầu fractal, mặc dù chứa trong mình một số lượng khổng lồ các loại vật chất, cấu trúc này là đồng nhất và hoàn toàn không bị đan chéo vào nhau. Bản quyền hình ảnh: Miriam Huntley, Rob Scharein, và Erez Lieberman-Aiden
Dữ liệu thu được cũng hé lộ rằng những có những khoảng không gian tách biệt giữa các phần hoạt động và không hoạt động trên gen, từ đó nhìn vào cách mà bộ gen sắp xếp có thể cho biết tình trạng hoạt động của nó. “Hiện giờ vẫn chưa rõ liệu gen được dời vị trí ngay khi chuyển sang trạng thái hoạt động, hay quá trình di chuyển đủ để kích hoạt trạng thái hoạt động của gen. Tuy nhiên khi theo dõi quá trình sắp xếp này, chúng tôi có thể thấy một vài biểu hiện của yếu tố ngoại di truyền,” Aiden chia sẻ.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Xét nghiệm ADN - tiêu chuẩn vàng để xác định huyết thống gia đình họ hàng

Thổ dân Mỹ kéo nhau đi xét nghiệm ADN

Hội đồng bộ lạc da đỏ Chukchansi ở bang California (Mỹ) sẽ tiến hành bỏ phiếu lấy ý kiến về việc áp dụng phương pháp xét nghiệm ADN để xác định liệu một thành viên nào đó có đúng là người ruột thịt của bộ lạc hay không.

Trong thời gian gần đây, một số bộ lạc da đỏ Mỹ đã lần lượt dùng xét nghiệm ADN để giải quyết những mâu thuẫn giữa các thành viên nội bộ. 

Nếu hội đồng bộ lạc Chukchansi bỏ phiếu tán thành, họ sẽ phải sửa đổi luật lệ riêng bắt buộc tất cả những thành viên tương lai phải trải qua xét nghiệm này. Chi phí một ca xét nghiệm sẽ tốn khoảng 400 USD.

Các thổ dân da đỏ ở Mỹ dùng xét nghiệm ADN để giải quyết tranh chấp nội bộ. 

Trong nhiều năm, nội bộ bộ lạc này đã tranh cãi gay gắt tình trạng gia tăng nhanh chóng số lượng thành viên từ con số 30 vào đầu những năm 1980 lên đến hơn 1000 người vào năm 2003 - thời điểm họ quyết định ngừng thu nạp thành viên mới.

Gần đây nhất, trên khu đất của bộ lạc này mới đây mọc lên khu nghỉ mát Chukchansi Gold và một sòng bạc. Chúng đem lại những khoản lợi nhuận không nhỏ. Dĩ nhiên là tất cả các thành viên bộ lạc sẽ được chia sẻ lợi ích từ công việc kinh doanh phát đạt trên.

Các lãnh đạo của bộ lạc nghi ngờ rằng có nhiều người ngoài đã lợi dụng quy chế ưu đãi đối với thành viên để “trà trộn” vào trong bộ lạc hòng kiếm chác. Nhằm phân biệt thực hư chuyện này, họ quyết định tổ chức xét nghiệm ADN để “thanh lọc” thành viên bộ lạc.

“Kể từ khi chúng tôi xây dựng sòng bạc cách đây vài năm, bỗng dưng số lượng thành viên tăng lên đột ngột. Chúng tôi đồng thuận rằng xét nghiệm ADN sẽ là cách tốt nhất để xác định ai đủ tiêu chuẩn là thành viên của bộ lạc”, lãnh đạo bộ lạc Reggie Lewis bày tỏ nỗi bức xúc.

Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng kế hoạch này sẽ sẽ làm xói mòn đi các giá trị văn hóa tạo dựng qua nhiều thế kỷ. Theo giáo sư Kimberly TallBear thuộc trường đại học California, Berkeley,“việc xét nghiệm ADN sẽ khiến khái niệm về bộ lạc truyền thống không còn rõ nghĩa nữa”.

Trước những quan ngại trên, lãnh đạo bộ lạc Chukchansi Jennifer Stanley cho biết, “ngay từ đầu chúng tôi biết rằng vấn đề này có thể làm phát sinh một số vấn đề về tình cảm giữa các gia đình trong bộ lạc nhưng rốt cuộc, xét nghiệm ADN sẽ giúp thống nhất bộ lạc thành một khối đoàn kết gồm những thành viên biết rõ tổ tiên chung của họ”.

Xét nghiệm ADN - bằng chứng xác thật cho cụ ông 90 tuổi có con ở Nghệ An


Thời điểm cụ ông này cùng vợ làm nên điều kỳ diệu thì các cháu của cụ cũng đã lấy vợ lấy chồng. Cụ chính là Trần Văn Thuận (SN 1921) và vợ là bà Nguyễn Thị Nhung (SN 1971) trú tại khối 1, thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ (Nghệ An).

Trái ngọt cuối mùa
Thực sự, chỉ đến khi cụ Trần Văn Thuận (còn gọi là cụ Trần Văn Ký) đưa giấy tờ tùy thân, cùng với lời thú nhận rất chân tình, rằng tóc đen là do cụ thường xuyên nhuộm để xứng đôi vừa lứa đối với cô vợ xinh và trẻ thì chúng tôi mới dám tin, tuổi của ông lão này đích thực là ngoài 90. Trong căn nhà nho nhỏ nhưng ngăn nắp, sạch sẽ nằm dưới chân núi Truông Dong, chúng tôi đã được chủ nhân đặc biệt này trải lòng những câu chuyện đời rất thú vị quanh bí quyết sung mãn chốn phòng the lẫn giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Việc cụ ông năm nay quá 90 tuổi và vợ 40 tuổi sinh quý tử làm xôn xao cả một vùng quê. Cả 12 người con trước của cụ Thuận đã trưởng thành, có người đã lên chức ông bà, thế mà ở cái tuổi cửu thập lai hy, cụ vẫn có thể sinh con tiếp. Khách đến nhà, nhìn cậu bé Trần Nhật Quang (SN 2009) kháu khỉnh, nhanh nhẹn, ai cũng nghĩ đó là chắt, chít của cụ Thuận, nên không khỏi bất ngờ khi biết đây là quý tử của chính cụ.
Cụ ông 90 tuổi cho quý tử xét nghiệm ADN - 1
Để xứng đôi vừa lứa với người vợ mới, cụ đã đi nhuộm tóc
Cụ Thuận vốn là người gốc quê Hưng Long, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Năm 1962, cụ cùng gia đình lên vùng Nghĩa Đồng (huyện Tân Kỳ) đi giao thông công chính, học tập và điều hòa dân số theo chương trình di dân vào vùng kinh tế mới. Đến năm 1987, gia đình cụ chuyển về thị trấn Lạt và định cư cho tới bây giờ. Trong thời gian này, cụ lập gia đình với bà Hoàng Thị Sâm và sinh được 11 người con (hiện chỉ còn 9 vì 2 người đã mất hồi nhỏ - PV). Cụ Thuận cho biết, mặc dù 32 tuổi mới cưới vợ, nhưng đời sống vợ chồng của hai người rất mỹ mãn. Năm 2004, bà Sâm mất khi vừa tròn 80 tuổi. “Các con đều trưởng thành, một mình tôi ở nhà lủi thủi vào ra cũng buồn. Những lúc như thế tôi thường ra vườn chăm cây, hay sang nhà hàng xóm chơi cho khuây khỏa. Thế nhưng, bây giờ còn khỏe đang đi lại được, mai này yếu thì biết cậy nhờ vào ai. Tôi đã nghĩ sẽ đi thêm bước nữa để có người chia sẻ tuổi già. Lúc đầu, con cháu ngăn cản quyết liệt lắm nhưng rồi chúng cũng phải chấp nhận cho tôi”, cụ Thuận tâm sự.
Đưa con đi xét nghiệm AND khỏi dị nghị
Cụ Thuận bảo, gặp bà Nhung là một sự tình cờ, không ngờ thế mà nên vợ nên chồng. Gia đình cụ làm nghề nấu cao gia truyền từ nhiều đời và nổi tiếng khắp vùng. Tình cờ, một người đến nhà cụ Thuận mua xương động vật về nấu cao, đã giới thiệu bà Nhung cho cụ. Người phụ nữ 40 tuổi này mặc dù đã qua một đời chồng nhưng cũng có mong muốn đi thêm bước nữa. Ngay sau đó, cụ Thuận đã trực tiếp đến nhà bà Nhung để tìm hiểu làm quen. Sau vài lần gặp mặt và ưng ý, cụ sai con cháu chuẩn bị lễ đến rước bà Nhung về làm vợ.
Cụ Thuận cười tủm tỉm tâm sự: “Mặc dù đã nhiều tuổi, nhưng khi nào tôi cũng thấy trong người khỏe mạnh, chuyện sinh hoạt vợ chồng vẫn đều đặn… Dù vậy, thật sự tôi cũng không nghĩ là mình còn có khả năng có thể có con ở tuổi này nữa. Bởi thế, khi nghe vợ thông báo đã có bầu, lúc đầu tôi đã không tin. Tôi nghi ngờ một thì con cháu tôi nghi ngờ mười. Thế rồi, đủ ngày đủ tháng, thằng cu Quang cũng chào đời. Cu cậu sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, bụ bẫm và không có biểu hiện gì khác thường. Con cháu trong nhà và bà con hàng xóm không ngớt lời gièm pha, dị nghị. Nhưng tôi kệ, ai nói gì thì nói, tôi vẫn tin tưởng vợ mình. Nhưng để dập tắt những lời đàm tiếu khỏi ảnh hưởng đến vợ con, tôi quyết định đưa cháu đi xét nghiệm AND. Khi có kết quả, ai cũng ngạc nhiên khi biết thằng Quang chính xác là con đẻ của tôi. Còn các con tôi, khi cầm kết quả giám định AND trên tay, có dấu đỏ chót chứng nhận của trung tâm giám định, chúng mới chịu nhận đó là em mình”, cụ Thuận kể lại quãng đường vượt qua định kiến của bà con, họ hàng.
Cụ ông 90 tuổi cho quý tử xét nghiệm ADN - 2
Cụ đã vượt qua rất nhiều lời dị nghị
Người vợ ngồi phía góc giường, im lặng từ đầu cuộc nói chuyện, bỗng mạnh dạn tâm tình. Bà Nhung cho biết đã qua một đời chồng và có một đứa con nhưng luôn cảm thấy trống vắng. Đến với cụ Thuận, bà chưa từng nghĩ đến chuyện thừa kế tài sản hay một toan tính khác. Đối với bà, những gì đang có là một hạnh phúc vô bờ bến mà trước đây có nằm mơ bà cũng không dám ước.
Câu chuyện cụ Thuận có con ở tuổi 90 lan rộng khắp Nghệ An. Để thỏa mãn tính tò mò, nhiều người ở các vùng lân cận đã đến giả làm khách mua cao để được tận mắt diện kiến hai cha con cụ. Khi ra về, ai cũng trầm trồ nể phục “khả năng đàn ông” của cụ Thuận.
“Trẻ” lâu nhờ ăn uống đặc biệt?
Mới gặp, chúng tôi không tin cụ đã ở cái tuổi 90, bởi mái đầu xanh của cụ chỉ mới điểm mấy sợi bạc nằm vô duyên, rải rác trên đầu. Cụ có vóc dáng vẫn nhanh nhẹn, cường tráng và phương phi. Trí nhớ của cụ còn minh mẫn, hàm răng thì vẫn nguyên vẹn. Khi chúng tôi hỏi nhỏ bên tai cụ chuyện tế nhị, thì đột nhiên cụ cười to và trả lời rất vô tư. Cụ bảo: “Tuy không được đều đặn hàng đêm nhưng hàng tuần thì hầu như không thể thiếu được, khoảng 3 đến 4 lần trong tuần. Đây cũng là điều giúp đời sống vợ chồng luôn mỹ mãn và hạnh phúc”.
Cả nhà đều trường thọ
Cụ Thuận cho biết thêm, có thể cụ có được tuổi thọ và sức khỏe thế này là do di truyền. Bố cụ Thuận là cụ Trần Văn Toàn cũng sống đến 137 tuổi mới mất. Còn anh chị em của ông cũng có tuổi đời trên 80. Riêng chị gái (thứ 6) hiện đang còn sống cũng đã 94 tuổi.
Khi chúng tôi hỏi bí quyết nào giúp cụ có phong độ và sức khỏe như vậy thì được cụ chia sẻ, nhà cụ có nghề gia truyền nấu cao, nên cụ được dùng thường xuyên. Cao của gia đình cụ nổi tiếng khắp vùng về độ chất lượng, nguyên liệu chủ yếu là từ xương các loại động vật. Bởi vậy, trong nhà cụ luôn có sẵn cao hạng nhất để dùng. Những lúc mệt mỏi, cụ lấy ra một ít, khi thì pha với mật ong để uống, khi để sẵn trong túi áo, đôi lúc lại đưa ra cắn một miếng để ăn. Cụ Thuận cũng cho biết, cụ chưa bao giờ uống một ngụm rượu, bia hay hút một hơi thuốc lá, thuốc lào. Cho tới thời điểm hiện tại, mỗi buổi sáng cụ ăn hết 2 gói mì ăn liền cộng với 2 quả trứng gà. Mỗi bữa cơm trưa, cơm tối cụ đều ăn hết 5 bát. Ngoài ra, cụ thường xuyên nấu cháo bồ câu bồi bổ. Cân nặng hiện tại của cụ là 63 kg.
Sau những lần bán hết cao, cụ Thuận thường xuyên sang Lào mua xương về nấu. Cứ mỗi buổi sáng, đều đặn ngày nắng cũng như ngày mưa, 4h sáng cụ đã dậy tập thể dục. Đến 6h, cụ bắt đầu ra vườn đào đất trồng rau, trồng cây, cho lợn gà ăn. Cụ Thuận tiết lộ một điều rất đặc biệt là cụ không bao giờ ăn hoa quả, đặc biệt là những loại hoa quả có tính nóng. “Có thể đây là bí quyết giúp tôi trường thọ và có sinh lực đặc biệt chăng?”, cụ Thuận tự đặt câu hỏi rồi cười phá lên, tiếng cười giòn tan lẫn vào không gian buổi chiều yên tĩnh của miền sơn cước này.
Vậy nhưng ít ai biết rằng, trong con người đặc biệt này vẫn còn nhiều nỗi niềm riêng giấu kín. Cái tuổi của tôi cũng gần đất xa trời, lại còn đi thêm bước nữa nên con cái không được vui lắm. Rồi chuyện sinh con ở cái tuổi xưa nay hiếm của tôi đã khiến mọi người xưng hô trong gia đình trở nên khó khăn, phiền toái. Nhìn về phía cu Quang, cụ tâm sự: “Các cháu của tôi đã cưới vợ lấy chồng nhưng vẫn phải gọi cậu nhóc 1 tuổi này bằng cậu, bằng chú. Nhưng biết làm sao được, ông bà nói rồi con chăm cha không bằng bà chăm ông, huống hồ con cái tôi lại ở xa…”.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Tình cảm gia đình- Điều thiêng liêng đẹp đẽ nhất

Chuyện ADN của đứa cháu nội...

- Tại sao cháu lại tránh ông? Tại sao phải nắm chặt 2 tay lại thế?
Thằng bé tiến đến, ghé tai ông, nói khẽ :
- Tối hôm qua mẹ cháu dặn là không được để ai xoa đầu, nhổ tóc, cũng không được để ai cắt móng tay.
Ông Bảo thấy lạ nhưng vì ngày tết nên ông cũng tạm quên đi.
Tối hôm đó, ông đem thắc mắc này nói với vợ. Bà Dung trợn tròn mắt:
- Tôi cũng đang định nói điều này với ông. Sao mẹ thằng bé lại dặn nó như thế nhỉ?
Suy nghĩ hồi lâu, Ông Bảo băn khoăn:
- Chỉ cần vài sợi tóc hoặc vài mẩu móng tay là có thể đem đi xét nghiệm ADN. Có lẽ nào…..
Bà Dung lo lắng:
- Thôi chết rồi! hay thằng Tú không phải là con của thằng An? Mẹ nó đã “lạy ông tôi ở bụi này rồi!”. Phải đi xét nghiệm thôi ông ạ.
Thế là họ quyết tâm bí mật lấy mẫu của hai bố con đưa đi xét nghiệm ADN. Thật đau lòng quá, thằng Tú không phải là con của An - đứa con trai tội nghiệp của ông bà. Bà Dung mất ăn mất ngủ, lúc nào cũng ủ ê, mắt lúc nào cũng sưng lên vì khóc.
Ông Bảo thì im lặng trong đau buồn. Ông chưa nghĩ ra cách để thoát khỏi tình trạng này. Con trai cả của ông bà đã bị sốc một lần sau một tai nạn và từ đó hoàn toàn không nói được nữa. Nếu bây giờ nó biết thằng Tú không phải là con của nó thì nó sẽ ra sao? Tội nghiệp nó quá! Có nên cho nó biết sự thật đau xót này không? Hai ông bà ngày đêm suy nghĩ… Cuối cùng họ quyết định gọi điện cho Long, người con thứ của họ đang công tác ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận được điện thoại của bố mẹ, Long hứa sẽ bay ra Hà Nội ngay và không quên dặn họ giữ kín mọi chuyện.
Gặp Long, bà Dung đưa ngay tờ kết quả xét nghiệm cho con. Long xem xét kĩ lưỡng tờ kết quả rồi lặng im một lúc rất lâu:
- Có thể có sự nhầm lẫn nào đó. Con nghĩ bố mẹ nên đi xét nghiệm lại một lần nữa cho chắc rồi hẵng hay.
- Chuyện lớn như vậy sao có thể để xảy ra nhầm lẫn được. Mà ai nhầm lẫn cơ chứ? Vả lại lấy mẫu bí mật của anh con một lần đã khó, làm sao lấy lại lần nữa?
Long có sáng kiến:- Hay là bố đi xét nghiệm với thằng Tú xem nó có phải là cháu nội của ông không? Con thấy thằng bé có nhiều nét của người nhà mình lắm, chắc nó phải là con của anh An.
Cứ thế, Long kiên trì thuyết phục bố mẹ mình. Thế là hai người lại đưa thằng Tú đi “khám bệnh” một lần nữa. Lần này ông bà chọn mức xét nghiệm nhanh nhất sau 8 giờ có kết quả để kịp cho Long nhìn thấy kết quả trước khi bay vào thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyện ADN của đứa cháu nội... - 1
Cầm tờ kết quả hai ông bà mừng lắm, nhưng cũng bức xúc với trung tâm ADN lắm. Họ đòi gặp giám đốc để đối chất. (Ảnh minh họa)
Quả đúng như Long dự đoán, kết quả xét nghiệm lần này kết luận: “Tú là cháu nội của ông Bảo”. Cầm tờ kết quả hai ông bà mừng lắm, nhưng cũng bức xúc với trung tâm ADN lắm. Họ đòi gặp giám đốc để đối chất. Ông Bảo đặt hai tờ kết quả trước mặt bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ Di truyền, lớn giọng đầy bức xúc:
- Thằng cháu của tôi lần trước đã xét nghiệm cha con với con trai tôi, trung tâm kết luận: “Không phải con”. Lần này tôi xét nghiệm với nó thì trung tâm lại kết luận, nó là cháu nội của tôi. Chị hãy giải thích cho tôi xem vì sao lại có chuyện lạ đời như vậy. Trong hai tờ kết quả này chắc chắn phải có một tờ sai sự thật chứ?. Chị tính sao?
Bà Nga từ tốn giải thích:
- Chúng tôi dám khẳng định với hai bác rằng cả hai tờ kết quả của chúng tôi đều hoàn toàn chính xác.Cháu Tú không phải là con trai của anh An, nhưng cháu Tú có cùng huyết thống với bác Bảo. Hai bác hãy bình tĩnh về nhà nói chuyện với các thành viên trong gia đình mình rồi sau đó chúng ta lại sẽ gặp nhau. Nếu không có sự hợp tác của những người đàn ông trong gia đình hai bác thì phải xét nghiệm từng người với cháu bé, sẽ tìm ra ai là cha của nó.
Ông Bảo tức giận, không chịu hạ giọng:
- Chị đã làm sai lại còn định chữa cháy bằng cách vu oan cho những người đàn ông trong gia đình tôi ư? Nếu tôi không làm lại lần thứ hai này thì hậu quả sẽ ra sao, chị có hiểu không? Số phận của thằng cháu đích tôn của tôi sẽ thế nào? Tôi nhất quyết không để yên chuyện này đâu.
Bà Nga vẫn ôn tồn:
- Tôi đã nói với 2 bác rồi, nếu hai bác không tin chúng tôi thì các bác cứ đi kiểm tra lại ở một nơi khác hoặc ra nước ngoài kiểm tra thì càng tốt. Khi có kết quả các bác mang đến đây tôi sẵn sàng tiếp đón các bác. Thậm chí các bác có thể khởi kiện trung tâm chúng tôi ra tòa. Chúng tôi sẵn sàng hầu tòa.
- Đi kiểm tra lại, Đi nước ngoài… Làm những việc đó phải có tiền, mất thời gian chứ đâu có đơn giản.
- Đúng là mọi việc không hề đơn giản, nhưng muốn tìm ra chân lý thì phải chấp nhận chứ biết làm sao? Chúng ta cứ đôi co thế này chỉ mất thời gian cua cả hai bên. Thật vô ích.
Hai ông bà nghe vậy, nhìn nhau rồi đành lặng ra về.
Trên đường từ trung tâm về nhà họ đã suy nghĩ rất nhiều…bà Dung nói với chồng:
- Ông ơi! Liệu thằng Long có làm điều không phải với anh nó không? Tôi nhớ là hai vợ chồng thằng An đã mấy lần vào thành phố Hồ Chí Minh để chơi với thằng Long. Rồi sau đó chúng nó mới sinh thằng Tú. Lẽ nào…
Ông Bảo chỉ im lặng…
Vừa về đến nhà, ông Bảo gọi ngay Long đến và cho xem hai tờ kết quả xét nghiệm. Ông nghiêm giọng::
- Hãy xem đi, họ bảo cả 2 kết quả đều đúng! Mày nghĩ sao khi thằng Tú không phải là con của anh mày nhưng nó lại là cháu nội của tao? Vậy nó là con ai?
Long cười xòa:
- Con đã nói mà, lần trước bố lấy nhầm mẫu của thằng Tú nên nó không phải là con của anh An. Thôi, bây giờ thì ổn rồi ông bà vui lên đi, căng thẳng làm gì nữa
Ông Bảo đập tay xuống bàn:
- Nếu mày không nói thật, tao sẽ đi kiện trung tâm đã làm sai, lúc đó họ sẽ lôi từng người ra xét nghiệm với thằng Tú, thậm chí lôi cả tao ra xét nghiệm nữa. Nhục lắm con ạ! Không thể đùa giỡn được đâu.

- Biết là ai sai mà kiện. Ra tòa là phiền toái và tốn kém lắm, rồi chuyện nhà mình lại rùm beng lên, chẳng hay ho gì. Bố mẹ cho qua đi .Long vẫn cố xuê xoa:
- Tao quyết làm rõ mọi chuyện. mày có biết gì thì nói đi, đừng ngăn cản tao, mất thì giờ.
Biết tính bố, bố không thể bỏ qua việc này nếu ông chưa bị thuyết phục. Mà thuyết phục như thế nào đây? Khó thật, chi bằng cứ nói thật hết với bố mẹ.
Long trở lại đứng đắn, chững chặc như bản chất của con người của anh. Anh nói khẽ:
- Thôi được, con định giữ kín chuyện này nhưng giờ thì không thể được, con sẽ nói hết. Sự thật là thế này: Sau vài năm nên vợ, nên chồng mà anh trai và chị dâu vẫn chẳng có con, anh An buồn lắm.Không hiểu sao mọi thiệt thòi đều đổ hết lên đầu anh ấy. Có lẽ anh ấy đã hứng chịu tất cả bất hạnh để cho con được thành đạt như bây giờ.
Con rất thương anh. Con nghĩ nát óc để giúp anh chị. Cuối cùng, con tìm đến một bệnh viện ở Sài Gòn.Con tìm hiểu kỹ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó con bàn với anh con đưa chị dâu vào đấy để tiến hành mọi thủ tục. Con muốn đứa con mà chị dâu sinh ra mang dòng máu của nhà ta. Vì vậy…
Con đề nghị các bác sĩ làm sao cho con chính là cha của đứa trẻ được sinh ra trong ống nghiệm… Nhưng bố mẹ yên tâm. Điều này chỉ có một mình con biết. Anh con và chị dâu cũng không hề biết bố thằng Tú là ai.. Sau khi thằng Tú sinh ra,càng lớn,càng giống anh An, con đã nói với anh ấy rằng: “ Vì chị dâu yêu thương anh quá, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến anh nên thằng bé rất giống anh”. Điều này làm anh con hạnh phúc và tự tin hẳn lên.
Bố mẹ ạ, tất cả những việc con làm đều xuất phát từ tình yêu thương đối với mọi người trong gia đình mình. Con định không bao giờ nói ra bí mật này. Nhưng vì vụ xét nghiệm ADN mà con phải tiết lộ với bố mẹ. Và chỉ có thêm bố mẹ biết nữa thôi đấy nhé.
Chuyện ADN của đứa cháu nội... - 2
Bố mẹ ạ, tất cả những việc con làm đều xuất phát từ tình yêu thương đối với mọi người trong gia đình mình. (ảnh minh họa)
Nghe những lời nói chân thành và đầy tình yêu thương của Long hai ông bà cùng nắm tay con. Họ cùng im lặng hồi lâu. Rồi vẫn chưa hết thắc mắc, bà Dung nhíu mày:
- Chuyện đó có gì là xấu mà chị dâu con phải lo, rồi còn dặn thằng bé này nọ làm bố mẹ rối cả lên?
- Chị ấy sợ bố mẹ buồn thương cho anh con vì anh ấy sẽ không bao giờ sinh cháu đích tôn cho bố mẹ được.
Bà Dung buồn rầu, rớm nước mắt:
- Tội cho con tôi quá. Sao nó lại bất hạnh thế cơ chứ?
- Mẹ thấy chưa? Mẹ biết anh con vô sinh là lại khóc ngày, khóc đêm, làm mọi người khổ, và anh con càng buồn tủi... Thôi, mẹ coi như mọi chuyện bình thường đi nhé.
Bà Dung im lặng, rồi khe khẽ gật đầu. Cả ba cầm tay nhau, hứa với nhau sẽ cùng mãi mãi giữ kín bí mật này. Ông Bảo cũng gật gật cái đầu và như đã giải thoát những bức xúc trong những ngày qua, ông lẩm bẩm:
- Thảo nào mà họ khẳng định với bố mẹ là cả hai kết quả đều chính xác. Còn anh, tôi sẽ “xử lý” anh về cái tội giấu giếm bố mẹ, làm bố đã lớn tiếng với bà giám đốc Trung tâm ADN. Có lẽ bố sẽ gọi điện xin lỗi bà ấy vậy.
Theo Hiền Vi (Dân Việt)

Chuyện không ngờ!!!!

Xét nghiệm ADN, nhầm tóc ông hàng xóm

Hồi ấy, nghe người ta đồn thổi vợ tôi có nhiều người theo đuổi. Tôi cũng nghĩ vậy vì ngay từ khi còn là thanh niên, vợ tôi đã có bao nhiêu anh vây quanh. May mà tôi dẻo mồm nên tán được. Nhưng khi nhận lời yêu tôi, vợ nhanh chóng giục chuyện cưới xin. Khi đó tôi cũng hơi ngạc nhiên nhưng lại không hiểu, vì bố em bị bệnh nên muốn cưới cho nhanh để bố mừng, bố khỏe hơn.
Chúng tôi cưới nhau trước sự chúc phúc của bao nhiêu người. Ngày về được hơn 1 tháng, em báo tin mình có bầu. Tôi mừng rỡ vô cùng, nghĩ vợ mình dễ mang thai, hai đứa đều không khó khăn gì trong chuyện đó. Từ lúc có con, tôi càng chăm sóc vợ ân cần, chu đáo hơn. Chúng tôi là một cặp rất hạnh phúc.
Nhưng vợ tôi sinh non, con tôi mới được có hơn 7 tháng đã sinh. Thế là bắt đầu, gia đình tôi nhiều người đặt nghi vấn. Có người đổ tiếng ác cho vợ tôi, bảo là trước đây vợ tôi cưới vội như vậy liệu có phải là có vấn đề hay không? Tôi thì không cho là thế, nhưng họ cứ bảo, vợ tôi đẹp như thế chẳng biết chừng.
Khi đi làm, vợ tôi cũng được người này người kia quan tâm. Tuy vậy, tôi chẳng có lý gì mà nghi ngờ vợ cả.
Xét nghiệm ADN, nhầm tóc ông hàng xóm - 1
Nhưng vợ tôi sinh non, con tôi mới được có hơn 7 tháng đã sinh. Thế là bắt đầu, gia đình tôi nhiều người đặt nghi vấn. (ảnh minh họa)
Nói thêm, công việc của tôi là ở văn phòng xét nghiệm ADN, dùa là tôi không trực tiếp làm chuyện đó. Nhưng nhờ vả đồng nghiệp thì dễ thôi. Nên tôi thiết nghĩ, dù không nghi ngờ vợ nhưng mà có mất gì đâu, mình cứ thử xét nghiệm xem mình và con mình có khớp hay không. Hôm ấy, tôi gạt bỏ lòng tin với vợ và bắt đầu giấu vợ đi làm chuyện đó.
Lúc có kết quả, tôi choáng, vì tôi và con không khớp nhau. Tôi còn nghĩ hay có sự nhầm lẫn, nhưng không thể. Chẳng lẽ lại nhầm lẫn được sao, kết quả lù lù ra đó, chính mắt tôi nhìn thấy. Về tới nhà, nhìn thấy vợ, mặt tôi tối sầm lại. Tối đó tôi không nói với em câu nào, mặc em hỏi gì thì hỏi, tôi không bận tâm. Tôi bỗng thấy ghê sợ con người ấy, một người đàn bà lừa dối, người đàn bà dám qua mặt tôi.
Nhưng dù vậy tôi vẫn thấy có chút hoài nghi. Vì thằng bé nhìn giống tôi lắm, chẳng lẽ giống tôi như vậy lại là con người khác. Từ ngày xét nghiệm đến giờ đã gần 1 tháng, tôi và vợ chưa nói chuyện với nhau. Vợ tôi chỉ biết khóc, lầm lũi trong nhà vì có hỏi gì tôi cũng  không nói, làm sao em biết được, tôi muốn gì, vì sao lại giận em. Tôi nghĩ kĩ lại, thôi chết rồi. Cái hôm, ông hàng xóm mang sang ít tóc, bảo nhờ tôi tới văn phòng mang tới xét nghiệm hộ. Nếu tôi giúp thì sẽ có kết quả nhanh hơn. Đó là tóc của ông ấy và con ông ấy.
Thế nào mà tôi lại túm nhầm cái túi ấy đi. Giờ thì tôi đã nhớ ra, tôi cất riêng, cái ngắn là của tôi, cái dài hơn là của ông ấy, thế mà lại vẫn nhầm. Hôm sau, tôi đến nhổ luôn tóc của mình cho đồng nghiệp làm xét nghiệm lại. Ôi, thật may thay, kết quả trùng khớp.
Lúc đó tôi mới thấy, mình thật nhỏ nhen và ích kỉ. Con mình đã giống mình vậy mà lại còn đi nghi ngờ vợ, lại còn vu oan cho vợ, thật là không đáng mặt làm chồng. Ngay sau ngày hôm ấy, tôi về xin lỗi vợ và buộc phải kể hết sự tình cho vợ nghe. May mà vợ thông cảm cho tôi, vì tôi đã nài nỉ, van xin vợ rất nhiều. Nếu không nói thật, tôi không biết tìm lý do nào để giải thích cho chuyện 1 tháng tôi không nói với em câu gì.
Giờ thì tôi thấy nhẹ nhõm trong người  khi biết chắc thằng bé là con của mình. Dù việc làm của tôi có chút sai trái, nhưng dù sao nếu không làm thì tôi sẽ không bao giờ yên tâm được và luôn sống trong hoài nghi. Như thế còn mệt mỏi gấp vạn lần.
Huyền Trang (Khampha.vn)

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

"Trường sinh bất tử" có lợi hay có hại?????????????????????????????????????????????????????



Các nhà khoa học đang dần giải mã những bí ẩn của sự lão hóa, có nghĩa rằng, một ngày không xa con người có thể trường sinh bất tử...
Cho đến nay, tuổi thọ tối đa của con người đã lên tới ngưỡng 125 năm, trong đó có đóng góp không nhỏ nhờ tiến bộ y học. Chính những tiến bộ này đã đưa tuổi thọ trung bình của con người từ 46 tuổi vào năm 1900 lên 78 tuổi như hiện nay.
Thông qua nghiên cứu di truyền, các nhà khoa học đang hy vọng sẽ tạo ra phản xạ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt được các tế bào ung thư và tinh chỉnh ADN để ngăn chặn lão hóa của các tế bào khỏe mạnh. Cộng với công nghệ tế bào gốc và in 3D sản xuất tế bào mới có thể cho phép việc “cải lão hoàn đồng” người già cũng giống như việc sửa một chiếc xe hơi cũ.
“Tôi muốn nói rằng, chúng ta có cơ hội 50-50 để có thể kiểm soát sự lão hóa theo mức độ mong muốn bằng tiến bộ của y học trong vòng 25 năm tới”, chuyên gia lão khoa Aubrey de Gray khẳng định.
Con người sắp nắm được bí quyết trường sinh bất tử?
Khoa học sắp tìm ra bí quyết sống bất tử cho con người? (Ảnh: haxbee.com)

Giảm lão hóa bằng ăn ít?

Đến nay, khoa học mới chỉ phát hiện ra cách làm chậm quá trình lão hóa bằng cách giảm lượng calo hấp thụ vào cơ thể. Theo nghiên cứu thì những loài cá, chuột, giun tròn và một số loài khác, nếu chúng ăn ít thì có thể kéo dài thêm 30-40% thời gian sống.
Tuy nhiên vẫn chưa có thử nghiệm nào như vậy ở người mà mới chỉ có ở khỉ nâu. Nhưng kết quá cho thấy, khỉ ăn thiếu calo lại không hề tăng tuổi thọ. Trong khi đó, một số người“siêu gầy” chỉ ăn 1.200 calo mỗi ngày, ít hơn 1/2 so với người thường, lại luôn tin họ có thể sống lâu hơn thông thường từ 10-20 năm.

Có một lựa chọn tốt hơn nhiều

Một số phòng thí nghiệm trên thế giới đang tiến hành thay thế những cơ quan bị hỏng của con người bằng công nghệ tế bào gốc. Mới đây, trong tháng 7/2013, tin vui đã có khi các nhà khoa học Nhật Bản tuyên bố, họ đã phát triển thành công gan thu nhỏ đầu tiên từ tế bào da của con người.
Cùng với tiến bộ trên, các nhà khoa học còn sử dụng công nghệ in 3D để hỗ trợ sản xuất ra các cơ quan mới cho cơ thể người theo yêu cầu. Đến nay, họ đã in ra được một bộ tim chuột theo hình ba chiều và có thể đập nhịp như quả tim bình thường. Thậm chí một số nhà khoa học còn tìm cách chữa lão hóa cho chính những cơ quan nội tạng này.
Đặc biệt, các nhà khoa học còn đang tập trung giải mã phần bí ẩn của ADN, được gọi làtelomere, có thể giúp nhiễm sắc thể không bị lão hóa. Nhưng khi các tế bào cơ thể phân chia nhiều lần trong nhiều năm sống lại dẫn tới tình trạng telomere bị sờn đi, kéo theo các tế bào phân chia kém đi và quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh. Giới khoa học tin rằng, nếu tìm ra cách nào đó ngăn quá trình thoái hóa của telomere thì có thể ngăn chặn quá trình lão hóa.

Vậy con người có cơ hội bất tử?

Một triệu phú người Nga Dmitry Itskov, tin rằng con người sẽ trở nên bất tử trong vòng 3 thập kỷ tới. Còn giám đốc kỹ thuật Google Ray Kurzweil đoán rằng, con người sẽ bất tử theo cách “hợp nhất với máy tính” để lưu những ý nghĩ cũng như trải nghiệm của mình lên đó.
Dù ý tưởng muốn sống bất tử như hai nhân vật trên không hiếm nhưng từ quan điểm đạo đức có người cho rằng, tuổi thọ hữu hạn cho con người là điều cần thiết. Vì con người bất tử sẽ dẫn tới sự quá tải cho hành tinh và những ảnh hưởng khôn lường về văn hóa.
Nhưng cảnh báo đó vẫn không dập tắt được khao khát tìm ra con đường bất tử cho loài người. Năm 1988, một sinh viên đã vô tình phát hiện ra một sinh vật biển bí ẩn có thể bất tử đó là loài sứa biển Benjamin Button. Đến nay, các nhà khoa học vẫn đang “nóng lòng”muốn tìm ra lời giải về loài sinh vật này cũng như các loài bọt biển và giun giúp, với hi vọng đem lại sự bất tử cho con người.
“Một khi chúng tôi xác định được cách cải lão hoàn đồng của những con sứa, chúng tôi sẽ đạt tới những điều kỳ diệu. Đó chính là đem lại sự bất tử cho con người”, nhà sinh vật học biển Shin Kubota hồ hởi bày tỏ.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Nghiệt ngã án oan- người tử tù đi vào lịch sử hình sự thế giới

PN - Kirk Noble Bloodsworth (sinh ngày 31/10/1960) là tử tù đầu tiên trong lịch sử được thả nhờ một bước tiến vĩ đại của khoa học: phương pháp giám định ADN. Xin nhắc lại là “được thả”, chứ không phải minh oan. Mãi đến gần chục năm sau khi ra tù, Bloodsworth mới được minh oan hoàn toàn, do bắt được hung thủ thật sự. Kỳ án này là một cột mốc đánh dấu bước tiến mới trong lịch sử nhân loại.

    Kirk Bloodsworth được thả nhờ kết quả xét nghiệm ADN 
    Năm nay, Maryland vừa trở thành bang thứ 18 ở Mỹ bãi bỏ án tử hình. Kirk Bloodsworth là một trong những người đã đấu tranh không mệt mỏi cho vấn đề này. Khẩu hiệu của Bloodsworth: “Bạn có thể thả một người trong tù, chứ không thể thả một người dưới mồ”. Hơn ai hết, Bloodsworth hiểu rõ: luôn có một xác suất oan nhất định trong các bản án tử hình. Những trường hợp như thế, một khi đã lỡ thi hành án, thì không còn cứu vãn được.
    Tội ác tày trời
    Ngày 25/7/1984, người ta phát hiện xác chết của cô bé chín tuổi Dawn Hamilton trong một khu rừng ở ngoại ô Baltimore. Cô bé bị hãm hiếp trước khi bị giết một cách man rợ. Bloodsworth cư ngụ gần đó và có dáng vẻ bên ngoài phù hợp với lời khai của các nhân chứng, về một người đàn ông đã xuất hiện ở khu rừng vào thời điểm xảy ra án mạng. Khi xảy ra vụ án, Bloodsworth lại bỗng nhiên mất tích. Cũng có nhân chứng kể, Bloodsworth thú thật là vừa làm một điều không phải với vợ mình.
    Về sau, trong quá trình xét xử, Bloodsworth giải thích “việc làm không phải với vợ” là ông đã không mua một món ăn theo yêu cầu của vợ trong ngày hôm ấy. Vì nghĩ không nên đôi co với vợ trong hoàn cảnh ấy, Bloodsworth đã bỏ đi bù khú với bạn bè. Ông còn nói với mẹ vợ là mình sẽ trở về nhà bố mẹ ruột trong vài ngày. Chính mẹ vợ của Bloodsworth đã khai báo với cảnh sát về sự vắng mặt của con rể trong ngày hôm ấy.
    Những chi tiết như thế đã dẫn cảnh sát điều tra và các quan tòa ở Baltimore đến kết luận: Bloodsworth chính là thủ phạm của vụ giết người. Không thể thoát khỏi án tử hình với một vụ giết người dã man như thế.
    Kirk Bloodsworth tiếp tục đấu tranh để ngăn chặn án oan
    Bị dọa giết trong tù
    Bloodsworth tiếp tục kêu oan tại tòa án cao nhất ở Maryland. Các luật sư của ông nêu ra việc còn có vài người khác nằm trong diện nghi ngờ, nhưng cảnh sát đã bỏ qua. Phải chăng, vì tính chất quá dã man của vụ án mà dư luận căm phẫn, gây áp lực buộc các điều tra viên phải nhanh chóng xác định thủ phạm? Tại phiên tòa này, Bloodsworth có một chiến thắng nho nhỏ, đủ để ông duy trì cuộc chiến đòi lại lẽ phải: thay cho hình phạt tử hình là mức án chung thân.
    Trong tù, Bloodsworth còn bị các tù nhân khác kỳ thị ra mặt. Tất nhiên, một kẻ mang tội danh hãm hiếp và giết man rợ một bé gái chín tuổi là rất đáng bị khinh bỉ, dù những kẻ khinh bỉ Bloodsworth cũng chỉ là thành phần đầu trộm đuôi cướp. Đã nhiều lần Bloodsworth bị các tù nhân khác dọa giết.
    Ông gửi thư cầu cứu khắp nơi, nhưng ai quan tâm đến thư của một con người như thế? Rồi ông đọc sách. Đọc hàng ngàn cuốn cho đến khi gặp cuốn sách có tựa đề The Blooding của Joseph Wambaugh. Trong sách, một viên cảnh sát ở Los Angeles đã kể về chuyện người Anh dùng ADN để xác định hung thủ. Bloodsworth tỉnh táo hẳn ra. Đã có ánh sáng cuối đường hầm.
    Kết quả xét nghiệm lịch sử
    Bloodsworth nói với luật sư về ý tưởng xét nghiệm ADN. Ban đầu, luật sư Robert Morin buồn bã nhắc lại: FBI đã xem xét kỹ dấu vết tinh dịch đọng trên quần lót của nạn nhân trong quá trình điều tra, nhưng không phát hiện điều gì. Dù sao, còn nước còn tát, luật sư Morin gửi chiếc quần lót đến California cho Ed Blake - cha đẻ của ngành xét nghiệm ADN ở Mỹ. Điều may mắn đối với Bloodsworth là giới hữu trách thời ấy giữ gìn các vật chứng rất kỹ. Chiếc quần lót đã không bị bỏ đi sau khi FBI kết luận không có chi tiết gì đáng kể. Bản thân Morin cũng có chút hy vọng vì ông biết: ADN vẫn có thể hiện diện trong mẫu tinh dịch đã khô suốt nhiều năm. Sau một năm hồi hộp chờ đợi và bỏ ra khoảng 10.000 USD để trang trải chi phí, rốt cuộc luật sư Morin cũng nhận được kết quả tuyệt vời từ phòng thí nghiệm tư nhân của Ed Blake: tinh dịch trên chiếc quần lót không phải là của Bloodsworth!
    Trước đó, các công tố viên cùng cảnh sát, quan tòa và luật sư Morin đã thỏa thuận: họ phải công nhận kết quả xét nghiệm khách quan của Ed Blake. Phần còn lại của câu chuyện cũng là một con đường dài nhưng không khó đoán kết cục. Ngày 28/6/1993, Bloodsworth ngẩng cao đầu bước ra khỏi nhà tù. Ông trở thành người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã bị kết án tử hình nhưng lại thoát tội nhờ phương pháp xét nghiệm ADN.
    Ra tù chứ không minh oan!
    Vụ án xảy ra năm 1984. Bloodsworth bị tống giam năm 1985 và ra tù vào năm 1993. Người ta tính ra thiệt hại là khoảng thời gian lẽ ra đi làm và lĩnh lương thì ông phải ngồi tù, rồi “đền” cho Bloodsworth 300.000 USD. Đó là một sự khôi hài. Luật sư Morin khuyến cáo Bloodsworth không nên chấp nhận sự bồi thường rẻ mạt như thế. Làm sao bồi thường cho chuyện khủng hoảng tinh thần, bị mọi người xung quanh ghẻ lạnh, gia đình tan nát? Nhưng, Bloodsworth chấp nhận. Ông ký ngay vào văn bản cam đoan không kiện cáo, khiếu nại gì nữa. Ông đã quá mệt mỏi! Mặt khác, điều quan trọng là ông lại được trở về với xã hội và sẽ thực hiện kế hoạch lớn đã ấp ủ lâu nay, là đấu tranh để buộc người ta phải bãi bỏ án tử hình.
    Từ đó đến nay, Bloodsworth kể mãi câu chuyện của mình không hề chán. Ông xuất hiện ở các hội nghị, các trường đại học, trên sách báo, phim ảnh. Ông đấu tranh không mệt mỏi, chỉ với mục đích ngăn chặn những cái chết oan do án tử hình gây ra. Từ vụ án mang tính cột mốc của Bloodsworth, việc xét nghiệm ADN dần trở thành phương pháp thông dụng trong các vụ án hình sự.
    Có một điều Bloodsworth ít khi nói đến là ông chỉ “được thả” vào năm 1993. “Được thả” vì ông có chứng cứ ngoại phạm, nghĩa là không đủ bằng chứng để kết tội ông. Vẫn có những kẻ cứng đầu nghĩ Bloodsworth chỉ may mắn thoát tội. Công tố viên Robert Lazzaro nói: “Tôi không bao giờ kết án một người khi tôi chưa tin chắc người ấy phạm tội”. Rồi Lazzaro vẽ ra hàng loạt kịch bản tưởng tượng: “Biết đâu, có đến hai kẻ hãm hiếp cô bé, dấu vết đọng lại là tinh dịch của kẻ kia. Biết đâu, chỉ vì một sự ngẫu nhiên nào đó mà trên quần lót nạn nhân lại có tinh dịch...”.
    Câu chuyện chỉ hoàn toàn sáng tỏ khi người ta xác định được hung thủ thật sự hãm hiếp bé gái Dawn Hamilton là Kimberly Shay Ruffner. Một tháng sau khi gây án vào năm 1984, Ruffner bị kết án... 45 năm tù vì một vụ án khác. Ruffner cũng bị giam chung một chỗ với Bloodsworth! Năm 2004, hắn thừa nhận chính mình là thủ phạm của vụ án Dawn Hamilton.
     MỸ HẠNH

    Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

    Nhà ngoại cảm giúp tìm xác chị Huyền (trong vụ án thẩm mỹ Cát Tường)..........nhưng lại chẳng tìm thấy gì cả

    Gia đình chị Huyền đã thuê máy múc sâu hơn 2 mét tại ngôi mộ mới đắp ở nghĩa trang xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm nhưng không tìm thấy gì bên dưới. Theo ông Phạm Đức Quang (cậu ruột chồng nạn nhân) thì thực chất đó là ngôi mộ vừa được cải táng, người nhà cho biết họ mới bốc mộ cách đây 20 ngày.

    Trước thông tin nhà ngoại cảm tên Gấm ở Quảng Ninh chỉ dẫn về một ngôi mộ mới được đắp vội vàng tại thôn Đặng, xã Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) nghi ngờ bên dưới có xác chị Huyền, ông Phạm Đức Quang (cậu ruột chồng nạn nhân) cho biết: “Buổi sáng chúng tôi cùng tiến sĩ Vũ Văn Bằng ra sông Hồng kiểm tra lại điểm khả nghi. Khi vừa về đến nhà, nhận được thông tin trên chúng tôi đã nhanh chóng xuống địa điểm xác minh.

    Tại đây lực lượng công an xã và chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện giúp gia đình giải quyết những nghi vấn trên bằng cách cho người nhà thuê máy múc đến vục xuống ngôi mộ “lạ” này”.
    Theo ông Quang cho biết, thực chất đây là ngôi mộ mới được bốc cách đây hơn 20 ngày, bên dưới không có gì.
    “Chúng tôi thuê một máy múc đang làm việc gần nghĩa trang vục sâu hơn 2 mét nhưng không thấy xác cháu Huyền đâu cả. Người nhà chủ ngôi mộ trước đó cũng có mặt tại nghĩa trang cho biết, cách đây hơn 20 ngày họ mới bốc ngôi mộ này lên sau đó lấp lại”, ông Quang thất vọng nói.                             
    Trước đó, ngay khi nhận được thông tin về việc xác chị Huyền (nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường) được chôn trộm tại nghĩa trang Đặng Xá, PV đã có mặt tại hiện trường để xác minh ngôi mộ kỳ lạ này.
    PV đã yêu cầu nhà ngoại cảm Gấm dẫn đến ngôi mộ, nhưng bà từ chối, bởi: “Sau vụ Cát Tường, vấn đề ngoại cảm bị nhiều người giả mạo, bóp méo, nên mình không muốn xuất hiện”.
    Theo mô tả của nhà ngoại cảm tên Gấm (người Quảng Ninh) tại thôn Đặng, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội có một ngôi mộ mới được đắp vội vàng, cạnh ngôi mộ có sợi dây thừng bị đốt cháy dở, xung quanh có 3 chiếc cọc gỗ. Bà Gấm cho biết: “Chị Huyền đã nhập vào bà và chỉ rõ nơi mình bị bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường và nhân viên phòng khám Cát Tường lén lút chôn vùi lạnh lẽo trong đêm”.
    Điều làm PV khá bất ngờ là hiện trường ngôi mộ giống hệt so với những thông tin được bà Gấm cung cấp. Đó là một ngôi mộ cải táng cách đây gần 2 tháng. Nằm đối diện ngôi mộ của cụ Lưu Văn Linh. Cạnh ngôi mộ có một sợi dây thừng bị đốt cháy dở. Xung quanh có 3 cây cọc gỗ cắm trên đám đất được đào xới nham nhở.
    Những đám cỏ um tùm xung quanh bị đốt cháy trụi để lộ ra một đám đất khum khum. Giữa mô đất đó có chi chít những chân hương đã được những người lạ thắp nhiều lần

    Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

    Ngoại cảm rởm, ngoại cảm lừa phỉn - Làm thế nào để những người đi tìm mộ không bị những nhà ngoại cảm lừa đảo????

    Cãi kết quả giám định ADN, 'nhà ngoại cảm' chửi bậy

    Ba năm nay, chị Nguyễn Thị Lê Thanh (SN 1973, Long Biên, Hà Nội) đã mời gần chục nhà ngoại cảm, tốn hàng trăm triệu đồng tìm mộ người anh trai. Chị Thanh lắc đầu: “Tôi đã quá mệt mỏi và sợ ngoại cảm rồi!”.
    Nhà ngoại cảm tìm mộ sai vẫn cãi kết quả giám định ADN 
    Chị Thanh cho biết, suốt 3 năm qua, hễ nghe ai mách nước về nhà ngoại cảm nào có khả năng tìm mộ là chị đến gặp. Chị tiết lộ, gia đình chị tiêu tốn đến mấy trăm triệu đồng để tìm mộ và “cống” cho các nhà ngoại cảm. “Nói ra thì xấu hổ lắm, xin cho tôi không tiết lộ con số cụ thể. Hàng xóm, họ hàng  mà biết tôi mất nhiều vậy thì lại chê cười”, chị ngậm ngùi chia sẻ. 
    Thông tin về phần mộ cần tìm của anh trai chị rất mơ hồ. Chị cho biết, anh mình tên Nguyễn Văn Đảng, sinh năm 1955, hi sinh năm 1974 tại Tam Kỳ, Quảng Ngãi.
    Cuối năm 2010, chị tìm đến nhà ngoại cảm được người ta quen gọi là “cậu” Liên (Hải Dương). Khá đông khách đến đây, chị Thanh sau khi viết thông tin vào giấy thì ngồi chờ đến lượt. 
    Chị Thanh thuật lại sự việc.
    Khổ nỗi, “cậu” Liên không xem theo thứ tự người đến trước sau mà rút ngẫu nhiên. Thế là ngày nào chị cũng đều đặn sáng đi tối về đến nhà “thầy” mong đến lượt mình. “Tôi đi từ Hà Nội xuống Hải Dương, xa mấy chục cây số. Sáng nào cũng bắt xe khách đi, rồi bắt xe ôm vào nhà thầy. Chiều tối chưa đến lượt mình lại về. Buổi trưa đói khát, cứ dật dờ hàng quán cạnh nhà “thầy” ăn tạm bánh mỳ”, chị nhớ lại.
    Sau Tết năm 2011, chị tiếp tục hành trình từ Hà Nội xuống Hải Dương khoảng 1 tháng mới đến lượt “thầy” gọi. Chị thở phào như trút được gánh nặng. Sau tổng cộng hơn hai tháng ròng rã chờ đợi, cuối cùng “thầy” đã bốc đến lượt chị.
    Sau đó, “cậu” đồng ý tìm mộ cho gia đình qua liên lạc điện thoại. Thông qua “cậu”, chị Thanh biết ở Tam Kỳ có 3 ngôi mộ vô danh, nhiều điểm trùng khớp với thông tin về anh trai mình. “Cậu” Liên quả quyết ngôi mộ số 706 ở Tam Kỳ chính là của anh chị, rồi căn dặn: “Chị cứ đi về rồi chuẩn bị vào trong đó. Đến nơi nhớ gọi điện ra, tôi sẽ hướng dẫn chi tiết”.
    Theo hướng dẫn của “cậu”, chị Thanh cùng một số người trong gia đình lập tức hành trình vào Tam Kỳ tìm mộ anh trai. Oái oăm thay, sau khi làm lễ chuẩn bị bốc mộ, chị gọi điện cho “cậu” nhờ xác định lại thì “cậu” không nghe máy. 
    Chầu chực 2 - 3 ngày bên chiếc điện thoại, mỗi lần chị gọi ra, “cậu” Liên hoặc không nghe máy, hoặc nói vòng vo, hoặc chửi rủa thậm tệ. “Tôi vừa dứt lời hỏi mộ nào của gia đình thì “cậu” lớn tiếng xỉ vả: “Mày mang tiếng con gái Hà Nội mà ngu thế. Mày không hiểu tao nói gì à”, rồi tắt phụt máy”, chị Thanh kể. 
    Sau đó, theo chỉ dẫn của “cậu”, chị làm thủ tục xin bốc ngôi mộ số 706 rồi mang về. Thế nhưng, khi chị mang hài cốt đi xét nghiệm ADN thì cho kết quả không chính xác. 
    Chán nản trước kết quả giám định, chị Thanh đem kết quả giám định ADN đến nhà “cậu” Liên thắc mắc thì liền bị “cậu” hất hàm, quát lớn: “Tao đếch tin cái a- đê - en của nhà chúng mày”.
    Sự thất vọng vào những “nhà ngoại cảm”
    Vẫn đau đáu trong lòng do chưa tìm được mộ anh trai, chị Thanh tiếp tục hành trình tìm kiếm trong năm 2011. Lần này, chị nhờ một nhà ngoại cảm ở Quảng Nam. Giống như “cậu” Liên, nhà ngoại cảm này chỉ đồng ý nhận tìm giúp mộ cho chị Thanh bằng điện thoại. 
    Sau cuộc gặp gỡ chớp nhoáng, “thầy” bảo chị ra về để tiến hành đi đào mộ theo chỉ dẫn. Theo lời “thầy” phán, mộ anh trai chị nằm trong một khu rừng rậm, rất xa khu dân cư. Cả đoàn tìm mộ vất vả đi theo sự chỉ dẫn của “thầy”. 
    Kết quả giám định ADN cho thấy nhà ngoại cảm lừa bịp.
    Đến nơi, mọi người khoanh vùng, đào bới theo cả chiều sâu và chiều rộng giống bản đồ “thầy” hướng dẫn. Cả một buổi vất vả đào cuốc, chị Thanh không thấy mồ mả xương cốt đâu. Lúc này, chị mới gọi lại cho nhà ngoại cảm để “báo cáo” tình hình, mong được trợ giúp. Thế nhưng, chị gọi cả mấy chục cuộc điện thoại mà không thấy “thầy” bắt máy. 
    Đợi đến chiều tối vẫn không liên lạc được, cả đoàn thất thểu ra về trong thất vọng. “Những cuộc điện thoại sau đó “thầy” không nghe máy nữa. Vừa mất tiền oan cho “thầy” vừa nhọc công chúng tôi”, chị Thanh thở dài.
    Đi xa mà không có kết quả, những ngày sau, chị Thanh cố bám lại Quảng Nam, lặn lội “gõ cửa” thêm vài nhà ngoại cảm khác. Được giới thiệu đến gặp một nhà ngoại cảm tên Hà (Tam Kỳ), chị Thanh rất phấn khởi khi “thầy” này hẹn sẽ trực tiếp đi tìm mộ cùng chị.
    Đúng hẹn, chị quay lại gặp thì “thầy” Hà đổi ý, chỉ tìm qua điện thoại. Chị lọ mọ ra về rồi gọi điện cho “thầy”, nhưng lúc liên lạc được lúc không. Chán nản, chị thôi tin nhà ngoại cảm Hà.
    Quay về Hà Nội, niềm tin tìm được mộ người anh trai bằng phương pháp tâm linh vẫn nung nấu trong chị. Đầu năm 2013, chị tìm đến áp vong tại một nhà ngoại cảm ở Hà Nội có biệt danh “ba mắt”. 
    Nhớ lại màn áp vong nhập hồn, chị cho biết: “Đó là tầm bậy hết. Chị gái tôi được cho nhập vào, cũng ngồi lắc lư, khóc lóc nhưng khi nói thì đó là lời của người sống chứ không phải của người chết. Các thông tin đưa ra không thuyết phục. Khách đến áp vong tại đây cứ nườm nượp. Ở đây có quy định, hễ ai vào đều phải đóng tiền lệ phí và tiền vệ sinh dù có đi hay không”.
    “Toàn là lừa phỉnh mà thôi”
    Trong tâm trí chị Thanh, 3 ngôi mộ vô danh ở Tam Kỳ luôn ám ảnh chị. “Tôi lúc nào cũng nghĩ rằng một trong ba ngôi mộ ấy là của anh mình”, chị nói. Từ suy nghĩ đó, chị tìm đến gặp một “thầy” tên Xuyên (Phú Thọ) để xác định đâu mà mộ anh trai mình. Lại lặn lội trở lại Tam Kỳ, tìm đến ngôi mộ số 707. Sau đó, vẫn phải làm những thủ tục mà chị đã quá quen trong suốt thời gian đi tìm mộ là xin địa phương cho khai quật. Xong xuôi, chị mang hài cốt trở ra Hà Nội thử ADN. Nhưng kết quả lại khiến chị thất vọng lần nữa. 
    “Tôi đoán, trong 3 ngôi mộ thì mình thử AND 2 mộ đều không phải. Vậy thì mộ còn lại chắc chắn là của anh trai mình. Tôi lại lặn lội vào đó xin làm thủ tục bốc mộ và thử AND. Thế nhưng một lần nữa tôi lại thất vọng, kết quả AND chứng minh không phải mộ anh trai tôi”, chị Thanh ngậm ngùi.
    Chị Thanh cho biết, suốt 3 năm qua, hễ nghe ai mách nước về nhà ngoại cảm nào có khả năng tìm mộ là chị đến gặp. “Nhiều lúc tôi cảm tưởng bản thân không còn tỉnh táo để nhận ra đâu là thật đâu là giả. Tôi cứ hoang mang khi mỗi “thầy” phán một kiểu. Đến với hàng chục “thầy”, tốn cả mấy trăm triệu rồi mà tung tích ngôi mộ người anh trai vẫn chưa được hé mở”, chị Thanh thở dài. 
    Nói rồi chị đưa ra một xấp giấy tờ, nào là kết quả xét nghiệm ADN hài cốt, ảnh 3 tấm mộ vô danh và gần chục bản đồ khác nhau do các nhà ngoại cảm vẽ vị trí mộ. “Tất cả các nhà ngoại cảm mà tôi tìm đến toàn là lừa phỉnh mà thôi. Giờ tôi biết thì đã quá muộn, bao nhiêu tiền bạc và công sức đã mất trong khi phần mộ anh trai vẫn không một manh mối”, chị Thanh buồn rầu.
    Theo Pháp Luật Online

    Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

    Hấp dẫn tình dục cùng huyết thống - nguyên nhân của những cuộc tình loạn luân


    (Tinmoi.vn) Những cuộc tình cùng huyết thống (hay còn gọi là loạn luân) bị xã hội lên án,pháp luật ngăn cấm, nhưng những người trong cuộc vẫn cảm thấy đó là tình yêu đích thực, còn về mặt khoa học thì đó được xem là hội chứng hấp dẫn tình dục cùng huyết thống.

    Chuyện tình mẹ đẻ yêu và có bầu với con ruột
    Vào tháng 9 vừa qua, chuyện tình loạn luân giữa cô Betty Mbereko, 40 tuổi và con trai ruột Farai Mbereko, 23 tuổi đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nôi trên khắp các trang báo và diễn đàn trên mạng.
    Lý giải những cuộc tình loạn luân thời hiện đại gây sốc
    Theo đó,  người phụ nữ này thừa nhận đang có quan hệ tình cảm nam nữ với con trai ruột của mình. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, người phụ nữ này còn muốn tiến xa hơn bằng một lễ cưới chính thức. Tính tới thời điểm công bố, cô Betty đã mang thai được 6 tháng và cha của đứa trẻ không ai khác chính là anh Farai, đồng thời cũng là anh trai của đứa trẻ trong bụng cô Betty.
    Được biết, cách đây 12 năm, cô Betty đã trở thành một góa phụ trẻ tuổi. Mặc dù, anh em trai của người chồng quá cố luôn tỏ tình ý với mình nhưng cô Betty không muốn cưới ai trong số đó mà cứ ở vậy nuôi nấng con trai. bao nhiêu công sức, tiền bạc có được, cô đều dành để nuôi Farai ăn học. Chính vì suy nghĩ nhỏ nhen rằng mình là người đã nuôi con trai khôn lớn, chỉ cô mới có quyền với những đồng tiền mà Farai làm ra và không người phụ nữ nào có quyền đó nên người phụ nữ mới muốn giữ con trai cho riêng mình.

    Bà ngoại và cháu trai loạn luân yêu nhau say đắm
     Bỏ qua phạm trù giá trị đạo đức cũng như mọi lời bàn tán của thiên hạ, mối quan hệ loạn luân của cặp đôi bà cháu sống tại bang Idiana, Mỹ đã trở thành chuyện tình bất hủ để đời khiến không ít người phải lắc đầu ngán ngẩm.
    Lý giải những cuộc tình loạn luân thời hiện đại gây sốc
    Theo một số thông tin ghi chép được từ trên mạng, bà Pearl Carter, 76 tuổi và... cháu ngoại Phil Bailey, hiện 30 tuổi của mình đã phải lòng nhau và trở thành một cặp tình nhân thực thụ.
    Bà Carter đã có thai và hạ sinh một bé gái ngoài giá thú có tên Lynette. Nhưng do khi đó bà Carter mới bước sang tuổi 18, trong khi lại đang sống với bố mẹ theo đạo Thiên Chúa vốn rất nghiêm khắc, vì vậy, bà Carter buộc phải xa Lynette kể từ đó để bảo vệ danh tiếng của gia đình. Sau này, bà cũng kết hôn tuy nhiên lại không có con.
    Năm 1983, Lynette trở thành mẹ đơn thân. Cậu bé được đặt tên là Phil Bailey. Năm Phil lên 18, cậu được nghe kể lại câu chuyện của mẹ mình. Chỉ 6 tháng sau đó, bà Lynette qua đời vì căn bệnh ung thư não. Sau cái chết của mẹ, Phil quyết định tìm lại bà ngoại. Được biết, cách đó 3 năm anh đã từng viết thư liên lạc với bà Carter.
    Phil cũng thẳng thắn thừa nhận, cảm giác của anh cũng mãnh liệt khó tả. Khi nhận ra tình cảm từ phía đối phương, cặp tình nhân loạn luân bắt đầu đi mua sắm, ăn tối cùng nhau. Sang tuần thứ hai, bà Carter đã chủ động mời Phil vào phòng ngủ. Phil cũng đáp trả lại bằng một nụ hôn. Sau đó, cặp tình nhân bà cháu cùng dọn về sống chung với nhau. Cũng giống như những cặp đôi đang yêu nhau, họ quan hệ tình dục đều đặn 3 lần/ tuần và tuyệt đối không bao giờ xa nhau.
    Năm 2010, cặp đôi đã tiến xa hơn bằng dự định... sinh một đứa con. Tuy nhiên, do đã ở ngoài độ tuổi sinh đẻ, cặp đôi đã phải nhờ tới sự trợ giúp của một người phụ nữ đẻ thuê.
    Loạn luân do hấp dẫn giữa những người cùng huyết thống?
     Quan hệ tình dục cùng huyết thống cũng xảy ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đó là những trường  hợp mà bố mẹ và con cái, anh, chị em ruột thịt hay họ hàng tìm thấy sự hấp dẫn ở  nhau, "yêu"  nhau và quan hệ với nhau. Theo giải thích của các nhà khoa học thì hiện tượng này là do sự hấp dẫn của tình dục  đối với những người cùng huyết thống.
    Các nhà khoa học đã có những nghiên cứu về sự hấp dẫn của những người có quan hệ cùng huyết  thống trong sex. Những  người cảm thấy  bị cuốn hút, muốn yêu và muốn quan hệ tình dục với những người  cùng  huyết  thống được gọi là những người bị bệnh rối loạn, bệnh hấp dẫn tình dục di truyền (Genetic Sexual Attraction disorder). Hấp dẫn tình dục di truyền (GSA) là một  thuật  ngữ mô tả các hiện tượng  hấp dẫn giữa những người thân như bố mẹ và con cái, anh chị em ruột, anh chị em họ khi họ đã trưởng  thành. Thuật  ngữ hấp dẫn tình dục di  truyền (GSA) được  phổ biến rộng rãi ở Mỹ  vào cuối những năm 1980.
    Hấp dẫn tình dục di truyền được xảy ra như một hệ quả khi nhiều trường hợp là người thân sau một thời gian dài xa cách trong quá trình phát triển sinh lý và gặp lại nhau khi họ đã trưởng  thành. Đây cũng  là một hệ quả của việc nhận con nuôi, khi nhiều người từ nhỏ đã được cho đi làm con nuôi và khi lớn lên lại yêu chính bố mẹ, hay anh chị em của mình.
    Nếu những trường hợp này xảy ra, nó được coi là loạn luân và gây đau khổ cho cả hai bên. Hấp dẫn tình dục ít xảy ra khi những người thân lớn lên cùng nhau, mà phổ biến hơn ở những trường hợp không gặp nhau sau một  thời  gian dài  xa cách, nó đưa ra giả thuyết rằng hiệu ứng của việc hấp dẫn tình dục di truyền đã tiến hóa để ngăn chặn việc giao phối cận huyết.
    Có nhiều yếu tố tạo nên việc hấp dẫn tình dục di truyền giữa những người thân.
    Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nhiều người thân tìm được những nét tương đồng  với nhau về ngoại hình, tính tình và họ cảm thấy những nét tương  đồng  đó  hấp dẫn hơn, đáng tin cậy  hơn mức bình thường. Trong trường hợp thu hút giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có thể nhận thấy đặc điểm  của riêng  mình ở trẻ em và dẫn tới  kết quả nảy sinh tình cảm nam nữ và cuối cùng kết thúc  là hành  vi giao phối với   nhau. Các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này cho rằng: "Khi phụ  huynh và  trẻ em đi qua các giai đoạn khác nhau và trong trường hợp những năm đầu vị thành niên của trẻ em là riêng biệt với cha mẹ, thì đó như là một giấc ngủ đến khi họ gặp lại  nhau như người lớn. Khi  họ gặp lại nhau, nó như đánh  thức trở lại, công nhận người kia chính là phản chiếu của mình". Điều này  lý giải cho nhiều trường hợp, khi bố mẹ gặp con cái bị thu hút, dẫn đến quan hệ tình dục. Đó là do sự thu hút trong những tương đồng về sở thích giữa  những  người có họ hàng, cùng huyết thống.
    Tình trạng quan hệ tình dục hay kết  hôn cùng huyết thống tưởng như chỉ xảy ra ở các nước lạc hậu và từ thời  xa xưa. Nhưng trên thực tế, hiện nay, tình trạng quan hệ tình dục cùng huyết thống vẫn diễn ra ở  nhiều nước phát triển. Tại Nhật  Bản, trên  một số vùng ở Hokkaido, nhiều cặp hôn nhân cùng huyết thống vẫn tồn tại. Điều này có từ xa xưa khi những người dân Nhật Bản muốn duy trì mối quan hệ gia đình chặt chẽ. Hiện  nay, tình trạng này vẫn còn dù không nhiều lắm. Điều đặc biệt là việc kết hôn cùng huyết thống không  phải do cha mẹ ép buộc hay do những quy định, luật lệ từ xa xưa mà người ta giải thích việc này xảy ra là do những anh chị em họ hàng có tình cảm với nhau và quyết định đến với nhau một cách tự nguyện.
    Có những  trường  hợp, nhiều bố mẹ cưỡng hiếp con cái, hay thậm chí bắt nhốt, buộc con cái để cưỡng dâm hay làm nô lệ  tình dục, mà khi bị bại lộ, đem ra xét xử, họ ngụy biện rằng do họ "yêu" con cái mình. Những trường hợp này một phần cũng được lý giải bởi sự hấp dẫn trong quan hệ tình dục cùng huyết thống

    Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

    Sàng lọc sớm ung thư-căn bệnh nhức nhối của xã hội hiện đại bằng kỹ thuật xét nghiệm ADN

    Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đưa ra khả năng xét nghiệm ADN trong máu để xác định sớm nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm.


    Các chuyên gia nhận định, một thử nghiệm di truyền đối với bệnh ung thư sẽ là một bước quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
    Theo tiến sĩ Victor Velculescu, giám đốc Chương trình Sinh học ung thư tại Trung tâm Ung thư Johns Hopkins Kimmel ở Baltimore cho hay: "Đây sẽ là một cách để phát hiện ung thư sớm, và nó còn cho biết mức độ bệnh ung thư của bạn đang trải qua trong giai đoạn điều trị".
    Ông Velculescu giải thích: nhóm nghiên cứu đã phát hiện những phản ứng của cơ thể đối với bệnh ung thư thông qua kỹ thuật phân tích ADN trong máu. Một khám phá quan trọng là các nhà khoa học đã tìm ra một xét nghiệm giúp phát hiện các tế bào ung thư chết ở trong máu.
    Kết quả phân tích cho thấy sự khác biệt ADN trong máu của 10 bệnh nhân bị ung thư vú hoặc ung thư đại tràng với 10 bệnh nhân khỏe mạnh. Hiện tại, các nhà khoa học đang tìm kiếm sự khác biệt ở toàn bộ gen, điều này sẽ giúp họ tầm soát tất cả các loại ung thư. 
    Trong tương lai, xét nghiệm có thể được thực hiện thường xuyên và phát hiện ung thư mà không cần sinh thiết. Vì trong một số trường hợp như ung thư phổi, sinh thiết có thể gây nguy hiểm do phải dùng kim đưa vào phổi. Bên cạnh các ưu điểm trên, vấn đề được đặt ra là bước tiếp theo sau khi tiến hành xét nghiệm phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư là gì? Một xét nghiệm sàng lọc máu của ung thư tuyến tiền liệt, được gọi là xét nghiệm PSA, là một chủ đề gây nhiều tranh luận vì một số bệnh nhân có thể trải qua các điều trị không cần thiết.
    Tiến sĩ Otis Brawley, Giám đốc Y tế kiêm Phó chủ tịch điều hành Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cho biết ông có thể thấy trước thử nghiệm sàng lọc máu để xác định ung thư sẽ được thực hiện thường xuyên trong y học, mặc dù có thể phải mất 20 năm hoặc hơn để làm được điều đó.
    Tiến sĩ Velculescu cho biết thêm, nghiên cứu này hiện mới ở bước sơ bộ, khó khăn lớn nhất hiện nay là chi phí xét nghiệm của phương pháp này còn cao lên đến hàng trăm ngàn đô la. Ông hi vọng giá sẽ giảm khi kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn.
    Bảo Ngọc (theo Everydayhealth.com)