Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Hài cốt của các Liệt sĩ lại hóa ra là xương động vật

(Dân trí) - Tôi tôn trọng những nhà ngoại cảm chân chính, họ không lừa ai. Và tôi tuyệt đối lên án những người giả danh nhà ngoại cảm để lừa đảo …

Ảnh tư liệu
 

Vụ giám định phát hiện xương động vật được coi là xương liệt sĩ xẩy ra vào tháng 9 năm 2009 khi liệt sĩ Phùng Chí Kiên, một bậc tiền bối, Ủy viên trung ương Đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng,  hy sinh năm 1941, bị Pháp tra tấn và chặt đầu treo để thị uy. Năm 1990, phần thân thể của tướng Kiên đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ, còn phần thủ cấp, Bộ Quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chỉ giúp.

Việt Nam trải qua hai cuộc chiến tranh lớn, số liệt sĩ nhiều, theo lẽ tự nhiên đã xuất hiện nhu cầu thân nhân của liệt sĩ mong tìm được hài cốt người ruột thịt của mình. Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ Công an Việt Nam, một số cơ quan nghiên cứu của Nhà nước Việt Nam đã thành lập ra Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và huy động khả năng của các nhà ngoại cảm vào một đề tài là tìm mộ của các liệt sĩ. Làm việc cho trung tâm nghiên cứu này có nhiều nhà ngoại cảm, trong đó có Phan Thị Bích Hằng. Các nhà ngoại cảm của Trung tâm đã tìm được hàng ngàn bộ hài cốt liệt sĩ và nhân dân thất lạc, mất tích trong chiến tranh.

Tuy nhiên, tháng 10/2013, trong một chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" của Đài Truyền hình Việt Nam, có phóng sự công bố các mẫu vật được Viện Pháp y Quân đội giám định lấy từ một số hài cốt mà Bích Hằng tìm được không phải là di hài liệt sĩ mà là xương động vật, là đất đá… làm bùng nổ những ý kiến đa chiều.

Làm sao viện pháp y quân đội lại xác định được xương của các bộ hài cốt là xương động vật, không phải xương con người?
Công nghệ nào đã được sử dụng để xác định?

Một cơ thể dù là động vật , con người hay thực vật đều được cấu tạo nền chủ yếu là ADN và Protein
Vì vậy ADN của mỗi loài là đặc trưng cho loài ấy phù hợp với các nghiên cứu đã được công bố, công nhận của cả thế giới
Một xương chẳng hạn, khi ta ly trích được ADN, sử dụng phương pháp giải trình tự đặc hiệu để có thể nhận biết được chính xác bộ xương (hay hài cốt) đó là của loài nào: người, bò, gà, heo......
Các phương pháp đặc hiệu này được sử dụng dựa trên các cặp mồi có thể bắt cặp đặc hiệu để khuyến đại lên nhiều lần làm thư viện để phân tích
Các cặp mồi đặc hiệu, trình tự để nhận biết đều được công bố trên các trang là cơ sở dữ liệu có uy tín của Mỹ (NCBI), hay của châu âu (EMBL), hay của Nhật (DDBJ)
Khi cơ sở dữ liệu để phân tích đã có nhờ khuyếch đại sẽ được phân tích
dựa trên cơ sở đó để so sánh với các kết quả đã phân tích của thế giới để xác định được chính xác mẫu xương đang phân tích là mẫu vật của loài nào: người, bò, heo, gà..............

Đây là công việc cần sự tỉ mĩ, vì ADN trong xương đã bị phân hủy nhiều, gây khó khăn rất nhiều.......

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

công nghệ ADN - công nghệ của thời hiện đại

Công nghệ ADN thời @

(Kienthuc.net.vn) - Hồ sơ ADN là cơ sở khoa học quan trọng giúp cơ quan công an truy tìm, ngăn ngừa tội phạm bảo vệ người dân và tìm kiếm liệt sĩ, người thân...
Cơ sở khoa học truy tìm thủ phạm  

Trung tâm Pháp y TPHCM (TTPY) là nơi người nhà nạn nhân trong các vụ bị xâm hại tình dục có thể đến để yêu cầu được giám định. Dấu vết sinh học thường để lại trên các vật chứng như lông, tóc, nước bọt, máu, móng tay, tinh dịch, mồ hôi trên quần áo...

ThS.BS Phan Văn Hiếu, Giám đốc TTPY cho biết, nạn nhân phải đến giám định càng sớm càng tốt, để càng lâu sẽ càng giảm bớt tính chính xác. Khi bị xâm hại tình dục, nạn nhân nên đến ngay TTPY để các bác sĩ giám định viên thăm khám (trong trường hợp không phải đưa đi cấp cứu. Nếu trường hợp khẩn cấp nguy hiểm đến tính mạng, nhờ công an báo cho trung tâm phối hợp). Nếu nạn nhân là trẻ em, khi cần thiết TTPY sẽ phối hợp với bệnh viện nhi. Tuy nhiên, tất cả các ca này đều phải báo cho công an địa phương biết để đi cùng hoặc có giấy giới thiệu để đảm bảo tính pháp lý.

Trước đây, trong các ca xâm hại tình dục, cảnh sát điều tra bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau để đưa kẻ phạm tội ra ánh sáng nhưng không thể lập được hồ sơ ADN của hung thủ xâm hại. Từ tháng 9/2011, TTPY đã bắt đầu triển khai công nghệ dùng hồ sơ dấu vân tay ADN (công nghệ xác định hồ sơ ADN, giám định gen truy nguyên cá thể con người) để xác định những ca xâm hại tình dục.

ThS Đặng Mai Anh Tuấn, phụ trách Phòng sinh học phân tử, TTPY TPHCM cho biết, nếu như dấu vân tay thường của mỗi một cá nhân có thể thay đổi bằng nhiều cách như phẫu thuật lột da, rạch nát vân tay nhưng dấu vân tay ADN không thể thay đổi. Trong các ca xâm hại tình dục, dấu vết sinh học thường để lại trên các vật chứng như máu, lông, tóc, nước bọt, móng tay, tinh dịch, mồ hôi trên quần áo...

Đó là những chứng cứ quan trọng trong công tác giám định hồ sơ ADN. Nếu một người bị xâm hại có tổn thương trong âm đạo, bộ phận giám định sẽ thu mẫu chuyển qua phòng sinh học phân tử giám định, trong ngày sẽ có kết quả. Để bằng chứng không bị mất đi theo thời gian, nạn nhân phải phối hợp với điều tra viên tới trung tâm giám định trong thời gian sớm nhất (không nên để quá 3 ngày). Không nên thụt rửa âm đạo sau khi bị xâm hại vì sẽ làm mất dấu vết kẻ xâm hại để lại trong âm đạo.

ThS Anh Tuấn còn cho biết, tùy vào thể trạng từng người, do dịch âm đạo hoặc do chất lượng tinh trùng, có người bị xâm hại mới 3 ngày đã có thể không còn giám định được nhưng có người 10 ngày vẫn còn tìm thấy được dấu vết của thủ phạm.

Hồ sơ ADN trên mẫu xương

Bên cạnh công nghệ giám định dấu vân tay ADN, từ đầu năm 2012, TTPY cũng bắt đầu triển khai công nghệ giám định hồ sơ ADN trên mẫu xương (STR). Theo ThS Anh Tuấn, đây là cách xác định hồ sơ ADN trên các nhiễm sắc thể. Trước đây, khi giám định hài cốt liệt sĩ, các chuyên gia pháp y chỉ giám định ADN trên cơ sở xác định huyết thống theo dòng mẹ, kết luận chỉ ra được có quan hệ huyết thống với người thân mà không xác định chính xác người cần tìm được và thường dễ dẫn đến nhầm lẫn danh tính.

Trên những mẫu xương còn cứng chắc, các chuyên gia có thể lập được hồ sơ ADN STR trong vòng 24 tiếng. Đối với những trường hợp xương đã mục thì khó làm hơn, mất nhiều thời gian, khoảng 1 tuần. Do vậy, khi thân nhân muốn tìm người thân, liệt sĩ bằng ADN STR thì nên chọn những mẫu xương còn cứng chắc, sáng màu và nên lấy 2 vùng khác nhau, nên chọn xương đùi, răng hàm. Để kết quả chính xác nên mang mẫu lớn sẽ tốt hơn, không nên lấy mẫu ít. Trong trường hợp xương xốp nhưng còn hình dạng vẫn có thể xác định được.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Đoàn tụ gia đình nhờ xét nghiệm ADN

- Một thanh niên Trung Quốc vừa đoàn tụ với gia đình sau gần 20 năm bị bắt cóc, nhờ một lần thử nghiệm ADN định kỳ. Xiao Ji - nay là một sinh viên 21 tuổi - bị bắt cóc ở Quảng Châu lúc mới 2 tuổi, trong lúc anh được cha mẹ dẫn đi mua sắm.

Bọn buôn người bán Xiao cho một gia đình ở tỉnh kế bên, nơi cậu được nuôi dưỡng khôn lớn mà không biết gì về cha mẹ ruột. Nhưng cha mẹ anh là Huang Shouping và Lin Sun chưa bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm con.

Xiao Li gặp lại cha ruột Huang Shouping
Xiao Li gặp lại cha ruột Huang Shouping

“Chúng tôi luôn tin rằng một ngày nào đó sẽ tìm thấy con mình, vì vậy chúng tôi đã làm tất cả để điều đó xảy ra”, sau khi tìm thấy con trai, ông Huang cho biết, ông và vợ đã tìm được lại con khi gửi cho công an một mẩu máu, và công an đã so sánh ADN với Xiao và thấy nó trùng khớp.

Người cha nuôi Zhang Huan khai với công an rằng ông không hề biết rằng Xiao bị người ta bắt cóc khi mua lại anh. “Vợ chồng tôi không thể có con. Một người đàn ông đã bán nó cho tôi, nói rằng nó là con trai ông nhưng ông không thể nuôi nấng nó”, ông Huan kể.

Xiao rất vui vì tìm được cha mẹ ruột, và dự định sẽ giữ liên lạc với cả hai gia đình cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột: “Tôi có tới 4 cha mẹ thay vì chỉ có 2. Cha mẹ nuôi của tôi là những bậc cha mẹ tuyệt vời đã yêu thương chăm sóc tôi. Nhưng nay tôi có một gia đình mới và tôi phải biết tất cả”.
                                                                A.C (Thế giới & Hội nhập/ DM)

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Giải mã thành công ADN của xác ướp cổ nhất thế giới

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã thành công trong việc giải mã DNA của xác ướp nhiều tuổi nhất thế giới từng được phát hiện.

Mô tả ảnh.
Sau gần 20 năm, cuối cùng các nhà khoa học cũng đã giải mã thành công ADN của "người băng" Oetzi. (Ảnh: Telegraph)

Gần 20 năm sau khi Oetzi – xác ướp cổ nhất trên thế giới – được phát hiện trong một sông băng đang tan chảy trên dãy núi An-pơ, các nhà khoa học đã giải mã thành công ADN từ một mảnh xương chậu và từ đó xác định được toàn bộ thông tin di truyền của xác ướp này.

Được biết, xác ướp Oetzi đuợc xác định là của một người làm nghề chăn cừu và  có niên đại khoảng 5.300 năm trước, được phát hiện vào tháng 9 năm 1991 với chiều cao khoảng 1,68 m và trọng lượng khoảng 58 kg. Hiện tại xác ướp này đang được trưng bày tại một viện bảo tàng ở thị trấn Bolzano (Italia).

Tiến sĩ Albert Zink, giám đốc Viện nghiên cứu xác ướp ở thị trấn Bolzano, cho biết những thông tin mới phát hiện về ADN của xác ướp Oetzi có thế giúp làm sáng tỏ những thông tin duy truyền liên quan tới các bệnh phổ biến hiện nay như đái tháo đường, cao huyết áp và ung thư.

"Một số biến đổi gen mà chúng ta biết có liên quan tới các bệnh như ung thư và đái tháo đường. Vì thế, việc giải mã thành công ADN của xác ướp Oetzi có thế giúp chúng ta biết được những biến đổi gen trên có tồn tại ở xác ướp này hay không hay mới xuất hiện ở những thế hệ gần đây”, tiến sĩ Albert Zink cho biết.

Sau khi tiến hành một số so sánh về ADN, tiến sĩ Albert Zink cho biết nhóm nghiên cứu của ông không phát hiện thấy Oetzi có quan hệ với những người dân sống quanh khu vực xác ướp được tìm thấy. Tuy nhiên, tiến sĩ tin tưởng với việc xác định được toàn bộ thông tin di truyền của xác ướp Oetzi sẽ là tiền đề quan trọng để cho những nghiên cứu tiếp theo.

Theo Hà Hương
VNN

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Giới thiệu về xét nghiệm ADN và cách lẫy mẫu (tiếp theo)



7. Nếu cha và mẹ ở những vùng khác nhau thì sao?
    Bạn có thể thu các loại mẫu như ở trên đã đề cập, sau đó gửi mẫu đến cho công ty, nhớ kèm theo phiếu yêu cầu xét nghiệm bạn đã tải từ trên mạng về trên trang web www.gentis.vn, sau đó gọi điện cho công ty theo số hotline: 0968 221 606, để thông báo về mẫu của bạn và lấy số tài khoản để gửi tiền cho công ty.
8. Trường hợp nào thì làm xét nghiệm ADN nhân tế bào, ti thể, Y test?
Đầu tiên là xét nghiệm trực hệ: cha - mẹ - con: thì dùng nhân tế bào, cụ thể là với các mẫu thu được như ở trên       
Tiếp theo đó là một xét nghiệm chỉ dùng cho dòng nội, đó là xét nghiệm chỉ dùng trên những người nam trong dòng họ, xét nghiệm này thực hiện trên NST Y là nhiễm sắc thể chỉ có ở những người nam. Xét nghiệm này dùng để xét nghiệm ông - cháu trai, chú - cháu trai, bác - cháu trai.
           Có xét nghiệm trên NST Y thì tất nhiên phải có cả trên NST X, xét nghiệm này thực hiện ở cháu nội gái và bà nội. Bà nội sẽ truyền NST X cho bố và bố sẽ truyền lại cho con gái.
           Xét nghiệm cuối cùng là giải trình tự trên ty thể, xét nghiệm này dùng xác định anh chị em có phải là cùng mẹ hay không. Vì ty thể được di truyền từ mẹ sang con, nên xét nghiệm này dùng xác định có phải là anh chị em cùng mẹ hay không trong trường hợp bị thất lạc hoặc làm hài cốt liệt sỹ cũng dựa trên phương pháp này.
9. Người mẹ có cần tham gia vào xét nghiệm hay không?
          Không cần trong hầu hết các trường hợp. Xét nghiệm huyết thống bằng ADN có thể thực hiện không cần mẹ. Nếu như các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau thì khả năng người đàn ông là bố của đứa bé bị loại trừ 100%. Nếu các mẫu khớp với nhau theo quy luật di truyền thì khả năng người đàn ông đó là bố đạt tới 99,9% hoặc cao hơn.
10. Tôi có cần sự chấp nhận của tòa án cho kết quả xét nghiệm không?
          Nếu làm xét nghiệm để biết, để kiểm tra thì bạn không cần gì cả chỉ cần có 2 mẫu bạn và mẫu đối chứng bạn muốn xét nghiệm huyết thống.
Nếu làm xét nghiệm để phục vụ tòa án, làm giấy khai sinh, xác nhận con, thừa kế…thì làm theo hành chính, phải có đầy đủ giấy tờ của bạn và người đối chứng. Nếu người đối chứng còn nhỏ thì sử dụng giấy chứng sinh, giấy khai sinh. Mẫu sẽ được nhân viên công ty thu trực tiếp, có lăn tay, có chụp hình, có photo lại giấy tờ.
Tuy nhiên về mặt khoa học kết quả của xét nghiệm huyết thống là như nhau cho dù xét nghiệm đó với mục đích cá nhân hay phục vụ tòa án.
11. Khi nào tôi có kết quả xét nghiệm?
           Kết quả sẽ được trả chậm nhất trong 5 ngày. Đây là gói dịch vụ lâu ngày nhất và giá dịch vụ thì thấp nhất, thông dụng nhất.
Bạn có thể xem trang www.gentis.vn để biết nhiều hơn về giá và thời gian trả kết quả.
12. Thông tin khách hàng được bảo mật thế nào?
          Tất cả mọi thông tin do khách hàng khai báo khi đăng ký (ghi trong đơn yêu cầu xét nghiệm) đều được tôn trọng và đảm bảo về tính bí mật. Chúng tôi sẽ sử dụng các thông tin đó để trả lời trong bản kết quả xét nghiệm. Chỉ duy nhất người đăng kí làm xét nghiệm (hoặc người được ghi trong phần nhận kết quả)  mới được nhận kết quả.
Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích, tất cả các mẫu của khách hàng được mã hóa theo hệ thống bảo mật của công ty để tăng tính bảo mật lên mức cao nhất.
13. Khi nào thì tôi phải trả phí xét nghiệm? 
           Khi quá trình thu mẫu, nhận mẫu hoàn tất. Bạn có thể thanh toán 50% hoặc đầy đủ hết thì mẫu của bạn sẽ được tiến hành làm xét nghiệm, và thời gian trả kết quả được tính từ ngày bạn đã trả phí xét nghiệm.
14. Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì? 
           Kết quả xét nghiệm huyết thống bằng ADN cho phép kết luận người bố/mẹ nghi vấn có phải là người bố/mẹ sinh học (bố/mẹ thật) hay không. Tương tự với các trường hợp không trực hệ (quan hệ họ hàng).

Giới thiệu về xét nghiệm ADN và cách lấy mẫu



             Là xét nghiệm dùng ADN (Axit DeoxyriboNucleic) có trong các tế bào của cơ thể chúng ta để xác định quan hệ huyết thống. Theo di truyền học, 23 sợi nhiễm sắc thể đơn có trong tế bào trứng của người mẹ và 23 sợi nhiễm sắc thể đơn có trong tinh trùng của người cha kết hợp với nhau tạo thành 23 cặp nhiễm sắc thể có ở người con. 23 cặp nhiễm sắc thể này có trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta (Ngoại trừ tế bào sinh dục trưởng thành).
Xét nghiệm ADN cho phép chúng ta kiểm tra được mối quan hệ huyết thống một cách chính xác nhất hiện nay.
2. Xét nghiệm ADN chính xác tới mức nào?
          Xét nghiệm ADN cho những kết quả đáng tin cậy nhất hiện nay và rất chính xác khi thu mẫu đúng. Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng phép thử thì độ chính xác có quan hệ huyết thống đạt tới 99.9% hoặc cao hơn.
Thực tế, chúng tôi sử dụng bộ kit chuẩn AmpFlSTR® Identifiler™ 16 locus (Mỹ) hiện đại và chính xác nhất hiện nay. Theo tính toán thông kê, khoảng hàng chục tỷ người mới có một người có hệ 16 locus trùng nhau. Vì vậy, trường hợp cho kết quả sai với thực tế vì kết quả trùng nhau là hầu như không thể xảy ra.
         Nếu giữa 2 mẫu so sánh có sự khác biệt (thường phải có hơn 2 locus khác nhau) thì Tuyệt Đối 2 mẫu này không có quan hệ huyết thống. Kết quả như vậy là hoàn toàn chắc chắn.
3. Mẫu nào có thể làm xét nghiệm được?
           Dựa trên cơ sở khoa học thì tất cả các mẫu là tế bào từ con người có chứa ADN đều có thể được dùng để làm xét nghiệm xác định huyết thống và các xét nghiệm sẽ kết quả chính xác như nhau, vì tất cả các tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại AND, bao gồm các loại mẫu: tế bào niêm mạc miệng; máu; tóc (có gốc); móng; cuống rốn...

4. Có giới hạn về tuổi  cho người tham gia xét nghiệm huyết thống?
           Vì Hệ Gen của từng người được thiết lập ngay tại thời điểm thụ thai và thường không thay đổi, nên xét nghiệm quan hệ huyết thống được tiến hành ở bất kỳ độ tuổi nào, thậm chí trên mẫu vật lấy từ trẻ chưa sinh (nước ối có chứa các tế bào của thai nhi). Đối với trẻ nhỏ, việc thu mẫu cần được tiến hành bởi người lớn theo sự chỉ dẫn.
           Với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, Chúng tôi còn có thể phân tích mối quan hệ huyết thống của người đã khuất nhờ vào hệ gen của Ty thể (mtDNA) có trong xương.
5. Nếu có hai người được cho là cha có quan hệ huyết thống thì sao?
           Trong trường hợp này, Tốt nhất nên xét nghiệm cho cả hai người cha nghi vấn. Thực tế, hai người có cùng huyết thống nhưng hệ alen vẫn có những khác nhau (ngoại trừ sinh đôi cùng trứng). Tuy nhiên nên có mẫu vật của người mẹ sinh học (người mẹ thật) trong xét nghiệm.
6. Mẫu vật được thu thập như thế nào?
          Máu: vệ sinh vùng đầu ngón tay bằng cồn, sau đó dùng kim đâm tại vị trí đó để lấy 1 giọt máu thấm vào đầu tăm bông, để khô rồi bỏ vào bao thư.
            Tế bào niêm mạc miệng: dùng tăm bông (đã cắt bỏ 1 đầu, dùng chỉ 1 đầu) đưa vào trong miệng để cọ xát vào thành má, xoay tăm bông khoảng 10 giây, thực hiện mỗi bên 1 cây và lấy 4 cây là được
            Tóc: dùng nhíp để nhổ khoảng 4 - 5 sợi tóc có chân.
Móng: dùng kiềm cắt móng hay đồ cắt móng để cắt móng tay hoặc chân, cần khoảng 4 - 5 móng là được.
Lưu ý: tất cả các mẫu trên khi đã thu xong được gói trong giấy trắng sạch hoặc giấy học sinh rồi bỏ vào bao thư hoặc bỏ trực tiếp vào bao thư, tuyệt đối không để trong bịch nilon rồi bỏ vào bao thư vì khi bỏ trong bao thư sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng đến mẫu.
 

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Giải mã bí ẩn ADN của 30 bệnh ung thư phổ biến

Các nhà khoa học Anh vừa giải mã được những bí mật về ADN của 30 căn bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay, đưa chúng ta tiến gần hơn tới sự hiểu biết về căn nguyên gây bệnh.

Giải mã bí ẩn ADN của 30 bệnh ung thư phổ biếnNhóm nghiên cứu phát hiện 21 dạng đột biến trong ADN gây ra 30 căn bệnh ung thư phổ biến nhất. (Ảnh: Corbis)

Bất chấp các thành tựu vượt bậc trong y học hiện đại, chúng ta vẫn chưa biết nhiều về nguyên nhân khởi phát bệnh ung thư. Trong phân tích lớn nhất từ trước tới nay, các nhà nghiên cứu Anh đã so sánh ADN của hơn 7.000 bệnh nhân ung thư trên khắp thế giới.
Trong số các đối tượng nghiên cứu có nhiều trường hợp mắc những dạng ung thư phổ biến nhất, bao gồm ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột và ung thư tuyến tiền liệt.
Theo giới khoa học, ung thư nhìn chung do các đột biến trong ADN, vốn tích tụ trong cuộc sống của một người, gây ra. Những đột biến này có thể bắt nguồn từ các yếu tố như thuốc lá trong trường hợp ung thư phổi hoặc ung thư vòm họng, hay tia cực tím quá mức trong trường hợp ung thư da.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét các dạng mã gen của khối u do những đột biến trên gây ra. Phân tích đối với 7.000 mẫu ADN hé lộ 21 dạng đột biến gen là thủ phạm gây ra 30 căn bệnh ung thư phổ biến.
Mặc dù một số đột biến nói trên bắt nguồn từ thuốc lá, ánh sáng mặt trời hay sự lão hóa, nhưng căn nguyên của nhiều đột biến khác hiện vẫn là một bí ẩn. Việc tìm ra loại thực phẩm, đồ uống hay yếu tố bên ngoài nào khác gây ra những thay đổi như vậy trong ADN có thể dẫn tới các phương pháp mới nhằm ngăn ngừa ung thư.
Chẳng hạn như, nếu ăn thứ gì đó được chứng minh gây đột biến, mọi người có thể được cảnh báo tránh hấp thụ thứ đó, tương tự như cách họ được khuyên bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi và bôi kem chống nắng để phòng ngừa bệnh ung thư da.
Các chuyên gia nhận định, hiểu biết thêm về các đặc điểm gen của ung thư cũng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu tìm những phương pháp chữa trị mới. Một số loại thuốc hiện hành cũng có thể được ứng dụng hiệu quả hơn đối với những bệnh nhân có khối u do dạng đột biến ADN nhất định nào đó gây ra.
Theo Tuấn Anh
VietNamNet

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Tái tạo khuôn mặt nàng Mona Lisa nổi tiếng nhờ ADN

(TNO) Những bí ẩn về bức chân dung nàng Mona Lisa nổi tiếng, nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà phân tích trên nhiều lĩnh vực từ nhiều thế kỷ, nay có thể sẽ dần được hé lộ thông qua việc xét nghiệm ADN, theo Los Angeles Times ngày 9.8.
 
Bí ẩn về nguyên mẫu nàng Mona Lisa nổi tiếng sẽ dần được hé lộ? - Ảnh: Reuters

Các chuyên gia cho biết phải mất một năm để lập kế hoạch tái tạo khuôn mặt của Lisa Gherardini để so sánh nó với kiệt tác của danh họa Leonardo da Vinci - Ảnh: Reuters
 
Được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp), mỗi năm, "Mona Lisa" thu hút hàng triệu lượt du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng và... suy đoán - Ảnh: AFP

Hôm thứ sáu (8.8) vừa qua, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khai quật một ngôi mộ của một dòng họ tại Florence (Ý) để xác định danh tính của Lisa Gherardini Del Giocondo - một người hàng xóm của danh họa Leonardo da Vinci - người được cho rằng chính là người phụ nữ nguyên bản của nụ cười bí ẩn nổi tiếng đó.
Các nhà khảo cổ đã khoan một lỗ trống trong hầm mộ gia đình, nơi mà chồng và con trai của Lisa Gherardini được chôn cất. Từ đây, các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng ADN của con trai của bà Lisa Gherardini để tìm ra sự giống nhau của ba bộ xương vừa được khai quật năm ngoái tại một tu viện gần đó, mà theo các nhà nghiên cứu, một trong số đó có thể là xương cốt của Gherardini.
"Nếu chúng tôi tìm thấy được sự tương hợp giữa xương cốt người mẹ và người con, chắc chắn lúc đó chúng ta sẽ tìm thấy nàng Mona Lisa đích thực", Silvano Vinceti, người đứng đầu Ủy ban bảo tồn Di sản Văn hóa và Lịch sử Ý, nói với hãng Reuters.
Công việc nghiên cứu có thể mất một năm, các chuyên gia sẽ lập kế hoạch nhằm tái tạo khuôn mặt của Lisa Gherardini để so sánh nó với kiệt tác được thực hiện từ thế kỷ 16 củaLeonardo da Vinci.
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu lĩnh vực nghệ thuật tin rằng chồng của Gherardini, một thương gia tơ lụa giàu có, đã nhờ danh họa Da Vinci vẽ chân dung vợ ông trong thời điểm những năm đầu thập niên của thế kỷ thứ 16 để đánh dấu thời điểm vợ ông mang thai hoặc lúc bà ta sinh hạ đứa con của họ.
Các chuyên gia tin rằng, sau cái chết của chồng, Gherardini đã trở thành một nữ tu tại Saint Ursula, và theo phong tục, bà đã được chôn gần nhà thờ.
Được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp), mỗi năm, "Mona Lisa" thu hút hàng triệu lượt du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng và... suy đoán, chiêm nghiệm về nguồn gốc nụ cười của cô, nụ cười bí ẩn tồn tại qua biết bao thế kỷ vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
Thạch Tùng