Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Xét nghiệm ADN - bằng chứng xác thật cho cụ ông 90 tuổi có con ở Nghệ An


Thời điểm cụ ông này cùng vợ làm nên điều kỳ diệu thì các cháu của cụ cũng đã lấy vợ lấy chồng. Cụ chính là Trần Văn Thuận (SN 1921) và vợ là bà Nguyễn Thị Nhung (SN 1971) trú tại khối 1, thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ (Nghệ An).

Trái ngọt cuối mùa
Thực sự, chỉ đến khi cụ Trần Văn Thuận (còn gọi là cụ Trần Văn Ký) đưa giấy tờ tùy thân, cùng với lời thú nhận rất chân tình, rằng tóc đen là do cụ thường xuyên nhuộm để xứng đôi vừa lứa đối với cô vợ xinh và trẻ thì chúng tôi mới dám tin, tuổi của ông lão này đích thực là ngoài 90. Trong căn nhà nho nhỏ nhưng ngăn nắp, sạch sẽ nằm dưới chân núi Truông Dong, chúng tôi đã được chủ nhân đặc biệt này trải lòng những câu chuyện đời rất thú vị quanh bí quyết sung mãn chốn phòng the lẫn giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Việc cụ ông năm nay quá 90 tuổi và vợ 40 tuổi sinh quý tử làm xôn xao cả một vùng quê. Cả 12 người con trước của cụ Thuận đã trưởng thành, có người đã lên chức ông bà, thế mà ở cái tuổi cửu thập lai hy, cụ vẫn có thể sinh con tiếp. Khách đến nhà, nhìn cậu bé Trần Nhật Quang (SN 2009) kháu khỉnh, nhanh nhẹn, ai cũng nghĩ đó là chắt, chít của cụ Thuận, nên không khỏi bất ngờ khi biết đây là quý tử của chính cụ.
Cụ ông 90 tuổi cho quý tử xét nghiệm ADN - 1
Để xứng đôi vừa lứa với người vợ mới, cụ đã đi nhuộm tóc
Cụ Thuận vốn là người gốc quê Hưng Long, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Năm 1962, cụ cùng gia đình lên vùng Nghĩa Đồng (huyện Tân Kỳ) đi giao thông công chính, học tập và điều hòa dân số theo chương trình di dân vào vùng kinh tế mới. Đến năm 1987, gia đình cụ chuyển về thị trấn Lạt và định cư cho tới bây giờ. Trong thời gian này, cụ lập gia đình với bà Hoàng Thị Sâm và sinh được 11 người con (hiện chỉ còn 9 vì 2 người đã mất hồi nhỏ - PV). Cụ Thuận cho biết, mặc dù 32 tuổi mới cưới vợ, nhưng đời sống vợ chồng của hai người rất mỹ mãn. Năm 2004, bà Sâm mất khi vừa tròn 80 tuổi. “Các con đều trưởng thành, một mình tôi ở nhà lủi thủi vào ra cũng buồn. Những lúc như thế tôi thường ra vườn chăm cây, hay sang nhà hàng xóm chơi cho khuây khỏa. Thế nhưng, bây giờ còn khỏe đang đi lại được, mai này yếu thì biết cậy nhờ vào ai. Tôi đã nghĩ sẽ đi thêm bước nữa để có người chia sẻ tuổi già. Lúc đầu, con cháu ngăn cản quyết liệt lắm nhưng rồi chúng cũng phải chấp nhận cho tôi”, cụ Thuận tâm sự.
Đưa con đi xét nghiệm AND khỏi dị nghị
Cụ Thuận bảo, gặp bà Nhung là một sự tình cờ, không ngờ thế mà nên vợ nên chồng. Gia đình cụ làm nghề nấu cao gia truyền từ nhiều đời và nổi tiếng khắp vùng. Tình cờ, một người đến nhà cụ Thuận mua xương động vật về nấu cao, đã giới thiệu bà Nhung cho cụ. Người phụ nữ 40 tuổi này mặc dù đã qua một đời chồng nhưng cũng có mong muốn đi thêm bước nữa. Ngay sau đó, cụ Thuận đã trực tiếp đến nhà bà Nhung để tìm hiểu làm quen. Sau vài lần gặp mặt và ưng ý, cụ sai con cháu chuẩn bị lễ đến rước bà Nhung về làm vợ.
Cụ Thuận cười tủm tỉm tâm sự: “Mặc dù đã nhiều tuổi, nhưng khi nào tôi cũng thấy trong người khỏe mạnh, chuyện sinh hoạt vợ chồng vẫn đều đặn… Dù vậy, thật sự tôi cũng không nghĩ là mình còn có khả năng có thể có con ở tuổi này nữa. Bởi thế, khi nghe vợ thông báo đã có bầu, lúc đầu tôi đã không tin. Tôi nghi ngờ một thì con cháu tôi nghi ngờ mười. Thế rồi, đủ ngày đủ tháng, thằng cu Quang cũng chào đời. Cu cậu sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, bụ bẫm và không có biểu hiện gì khác thường. Con cháu trong nhà và bà con hàng xóm không ngớt lời gièm pha, dị nghị. Nhưng tôi kệ, ai nói gì thì nói, tôi vẫn tin tưởng vợ mình. Nhưng để dập tắt những lời đàm tiếu khỏi ảnh hưởng đến vợ con, tôi quyết định đưa cháu đi xét nghiệm AND. Khi có kết quả, ai cũng ngạc nhiên khi biết thằng Quang chính xác là con đẻ của tôi. Còn các con tôi, khi cầm kết quả giám định AND trên tay, có dấu đỏ chót chứng nhận của trung tâm giám định, chúng mới chịu nhận đó là em mình”, cụ Thuận kể lại quãng đường vượt qua định kiến của bà con, họ hàng.
Cụ ông 90 tuổi cho quý tử xét nghiệm ADN - 2
Cụ đã vượt qua rất nhiều lời dị nghị
Người vợ ngồi phía góc giường, im lặng từ đầu cuộc nói chuyện, bỗng mạnh dạn tâm tình. Bà Nhung cho biết đã qua một đời chồng và có một đứa con nhưng luôn cảm thấy trống vắng. Đến với cụ Thuận, bà chưa từng nghĩ đến chuyện thừa kế tài sản hay một toan tính khác. Đối với bà, những gì đang có là một hạnh phúc vô bờ bến mà trước đây có nằm mơ bà cũng không dám ước.
Câu chuyện cụ Thuận có con ở tuổi 90 lan rộng khắp Nghệ An. Để thỏa mãn tính tò mò, nhiều người ở các vùng lân cận đã đến giả làm khách mua cao để được tận mắt diện kiến hai cha con cụ. Khi ra về, ai cũng trầm trồ nể phục “khả năng đàn ông” của cụ Thuận.
“Trẻ” lâu nhờ ăn uống đặc biệt?
Mới gặp, chúng tôi không tin cụ đã ở cái tuổi 90, bởi mái đầu xanh của cụ chỉ mới điểm mấy sợi bạc nằm vô duyên, rải rác trên đầu. Cụ có vóc dáng vẫn nhanh nhẹn, cường tráng và phương phi. Trí nhớ của cụ còn minh mẫn, hàm răng thì vẫn nguyên vẹn. Khi chúng tôi hỏi nhỏ bên tai cụ chuyện tế nhị, thì đột nhiên cụ cười to và trả lời rất vô tư. Cụ bảo: “Tuy không được đều đặn hàng đêm nhưng hàng tuần thì hầu như không thể thiếu được, khoảng 3 đến 4 lần trong tuần. Đây cũng là điều giúp đời sống vợ chồng luôn mỹ mãn và hạnh phúc”.
Cả nhà đều trường thọ
Cụ Thuận cho biết thêm, có thể cụ có được tuổi thọ và sức khỏe thế này là do di truyền. Bố cụ Thuận là cụ Trần Văn Toàn cũng sống đến 137 tuổi mới mất. Còn anh chị em của ông cũng có tuổi đời trên 80. Riêng chị gái (thứ 6) hiện đang còn sống cũng đã 94 tuổi.
Khi chúng tôi hỏi bí quyết nào giúp cụ có phong độ và sức khỏe như vậy thì được cụ chia sẻ, nhà cụ có nghề gia truyền nấu cao, nên cụ được dùng thường xuyên. Cao của gia đình cụ nổi tiếng khắp vùng về độ chất lượng, nguyên liệu chủ yếu là từ xương các loại động vật. Bởi vậy, trong nhà cụ luôn có sẵn cao hạng nhất để dùng. Những lúc mệt mỏi, cụ lấy ra một ít, khi thì pha với mật ong để uống, khi để sẵn trong túi áo, đôi lúc lại đưa ra cắn một miếng để ăn. Cụ Thuận cũng cho biết, cụ chưa bao giờ uống một ngụm rượu, bia hay hút một hơi thuốc lá, thuốc lào. Cho tới thời điểm hiện tại, mỗi buổi sáng cụ ăn hết 2 gói mì ăn liền cộng với 2 quả trứng gà. Mỗi bữa cơm trưa, cơm tối cụ đều ăn hết 5 bát. Ngoài ra, cụ thường xuyên nấu cháo bồ câu bồi bổ. Cân nặng hiện tại của cụ là 63 kg.
Sau những lần bán hết cao, cụ Thuận thường xuyên sang Lào mua xương về nấu. Cứ mỗi buổi sáng, đều đặn ngày nắng cũng như ngày mưa, 4h sáng cụ đã dậy tập thể dục. Đến 6h, cụ bắt đầu ra vườn đào đất trồng rau, trồng cây, cho lợn gà ăn. Cụ Thuận tiết lộ một điều rất đặc biệt là cụ không bao giờ ăn hoa quả, đặc biệt là những loại hoa quả có tính nóng. “Có thể đây là bí quyết giúp tôi trường thọ và có sinh lực đặc biệt chăng?”, cụ Thuận tự đặt câu hỏi rồi cười phá lên, tiếng cười giòn tan lẫn vào không gian buổi chiều yên tĩnh của miền sơn cước này.
Vậy nhưng ít ai biết rằng, trong con người đặc biệt này vẫn còn nhiều nỗi niềm riêng giấu kín. Cái tuổi của tôi cũng gần đất xa trời, lại còn đi thêm bước nữa nên con cái không được vui lắm. Rồi chuyện sinh con ở cái tuổi xưa nay hiếm của tôi đã khiến mọi người xưng hô trong gia đình trở nên khó khăn, phiền toái. Nhìn về phía cu Quang, cụ tâm sự: “Các cháu của tôi đã cưới vợ lấy chồng nhưng vẫn phải gọi cậu nhóc 1 tuổi này bằng cậu, bằng chú. Nhưng biết làm sao được, ông bà nói rồi con chăm cha không bằng bà chăm ông, huống hồ con cái tôi lại ở xa…”.

Không có nhận xét nào: