Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Giới thiệu về xét nghiệm ADN và cách lấy mẫu



             Là xét nghiệm dùng ADN (Axit DeoxyriboNucleic) có trong các tế bào của cơ thể chúng ta để xác định quan hệ huyết thống. Theo di truyền học, 23 sợi nhiễm sắc thể đơn có trong tế bào trứng của người mẹ và 23 sợi nhiễm sắc thể đơn có trong tinh trùng của người cha kết hợp với nhau tạo thành 23 cặp nhiễm sắc thể có ở người con. 23 cặp nhiễm sắc thể này có trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta (Ngoại trừ tế bào sinh dục trưởng thành).
Xét nghiệm ADN cho phép chúng ta kiểm tra được mối quan hệ huyết thống một cách chính xác nhất hiện nay.
2. Xét nghiệm ADN chính xác tới mức nào?
          Xét nghiệm ADN cho những kết quả đáng tin cậy nhất hiện nay và rất chính xác khi thu mẫu đúng. Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng phép thử thì độ chính xác có quan hệ huyết thống đạt tới 99.9% hoặc cao hơn.
Thực tế, chúng tôi sử dụng bộ kit chuẩn AmpFlSTR® Identifiler™ 16 locus (Mỹ) hiện đại và chính xác nhất hiện nay. Theo tính toán thông kê, khoảng hàng chục tỷ người mới có một người có hệ 16 locus trùng nhau. Vì vậy, trường hợp cho kết quả sai với thực tế vì kết quả trùng nhau là hầu như không thể xảy ra.
         Nếu giữa 2 mẫu so sánh có sự khác biệt (thường phải có hơn 2 locus khác nhau) thì Tuyệt Đối 2 mẫu này không có quan hệ huyết thống. Kết quả như vậy là hoàn toàn chắc chắn.
3. Mẫu nào có thể làm xét nghiệm được?
           Dựa trên cơ sở khoa học thì tất cả các mẫu là tế bào từ con người có chứa ADN đều có thể được dùng để làm xét nghiệm xác định huyết thống và các xét nghiệm sẽ kết quả chính xác như nhau, vì tất cả các tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại AND, bao gồm các loại mẫu: tế bào niêm mạc miệng; máu; tóc (có gốc); móng; cuống rốn...

4. Có giới hạn về tuổi  cho người tham gia xét nghiệm huyết thống?
           Vì Hệ Gen của từng người được thiết lập ngay tại thời điểm thụ thai và thường không thay đổi, nên xét nghiệm quan hệ huyết thống được tiến hành ở bất kỳ độ tuổi nào, thậm chí trên mẫu vật lấy từ trẻ chưa sinh (nước ối có chứa các tế bào của thai nhi). Đối với trẻ nhỏ, việc thu mẫu cần được tiến hành bởi người lớn theo sự chỉ dẫn.
           Với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, Chúng tôi còn có thể phân tích mối quan hệ huyết thống của người đã khuất nhờ vào hệ gen của Ty thể (mtDNA) có trong xương.
5. Nếu có hai người được cho là cha có quan hệ huyết thống thì sao?
           Trong trường hợp này, Tốt nhất nên xét nghiệm cho cả hai người cha nghi vấn. Thực tế, hai người có cùng huyết thống nhưng hệ alen vẫn có những khác nhau (ngoại trừ sinh đôi cùng trứng). Tuy nhiên nên có mẫu vật của người mẹ sinh học (người mẹ thật) trong xét nghiệm.
6. Mẫu vật được thu thập như thế nào?
          Máu: vệ sinh vùng đầu ngón tay bằng cồn, sau đó dùng kim đâm tại vị trí đó để lấy 1 giọt máu thấm vào đầu tăm bông, để khô rồi bỏ vào bao thư.
            Tế bào niêm mạc miệng: dùng tăm bông (đã cắt bỏ 1 đầu, dùng chỉ 1 đầu) đưa vào trong miệng để cọ xát vào thành má, xoay tăm bông khoảng 10 giây, thực hiện mỗi bên 1 cây và lấy 4 cây là được
            Tóc: dùng nhíp để nhổ khoảng 4 - 5 sợi tóc có chân.
Móng: dùng kiềm cắt móng hay đồ cắt móng để cắt móng tay hoặc chân, cần khoảng 4 - 5 móng là được.
Lưu ý: tất cả các mẫu trên khi đã thu xong được gói trong giấy trắng sạch hoặc giấy học sinh rồi bỏ vào bao thư hoặc bỏ trực tiếp vào bao thư, tuyệt đối không để trong bịch nilon rồi bỏ vào bao thư vì khi bỏ trong bao thư sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng đến mẫu.
 

Không có nhận xét nào: